|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Huyền thoại 2 tôm Miliket chật vật giữa 'vòng vây' Masan, Acecook

08:04 | 04/07/2017
Chia sẻ
Lừng lẫy một thời khi chiếm tới 90% thị phần mì ăn liền cả nước nhưng hiện tại, Miliket đang chật vật giữa "vòng vây" của các ông lớn thực phẩm như Masan, Acecook.

Trong những năm bao cấp, Miliket của công ty cổ phần lương thực thực phẩm Colusa - Miliket nổi lên như một "huyền thoại" thực phẩm. Miliket gần như thống lĩnh thị trường với sản phẩm mì 2 tôm. Sản phẩm này được ưa chuộng vì hương vị phù hợp với người Việt Nam và giá rẻ.

Tuy nhiên, thời hoàng kim của Milike chỉ kéo dài được khoảng 30 năm. Sau năm 2000, khi thị trường thực sự mở cửa, các "ông lớn" thực phẩm ngoại quốc và sự xuất hiện của đại gia thực phẩm trong nước đã khiến Miliket hoàn toàn bị lép vế.

Nếu trước đây, Miliket nắm giữ tới 90% thị phần mì ăn liền cả nước thì hiện tại, con số này chỉ dao động quanh mức 4%. Phần lớn còn lại thuộc về Vina Acecook, Masan, Asia Foods,..

Chật vật tồn tại?

Có thể thấy, từ nhiều năm nay, Miliket "cam chịu" sống sót ở thị phần rất nhỏ hẹp. Ngoài sản phẩm mì 2 tôm, Miliket đã phát triển thêm nhiêu sản phẩm mới như phở, hủ tiếu, cháo và bột canh.

huyen thoai 2 tom miliket chat vat giua vong vay masan acecook

Trong đó, sản phẩm bán chạy nhất của công ty là mì 2 tôm chua cay cao cấp, mì tôm sa tế, phở bò đặc biệt. Các sản phẩm này đều nằm ở phân khúc bình dân, có mức giá cạnh tranh so với các sản phẩm của Masan.

Công ty liên tục chứng kiến cảnh lợi nhuận sụt giảm. Theo báo cáo tài chính năm 2016, lợi nhuận sau thuế của công ty chỉ đạt 19,7 tỷ đồng, giảm 11,4 tỷ đồng, tương ứng 37% so với năm 2015.

Doanh thu sụt giảm là nguyên nhân chính đẩy lợi nhuận Miliket giảm sâu. Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Miliket chỉ đạt 461 tỷ đồng, giảm 17 tỷ đồng, tương ứng 3,6% so với năm 2015.

Sang quý 1/2017, tình hình chưa được cải thiện nhiều. Theo báo cáo tài chính quý 1/2017, trong kỳ, công ty chỉ lãi 4,9 tỷ đồng, giảm 300 triệu đồng, tương ứng 5,8% so với cùng kỳ năm 2016.

Điều đáng nói, lợi nhuận Miliket suy giảm dù doanh thu vẫn tăng nhẹ. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ quý 1 của Miliket đạt 126,4 tỷ đồng, tăng 16,2 tỷ đồng, tương ứng 14,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Doanh thu tăng nhưng để thu về khoản doanh thu đó, công ty phải chi nhiều tiền hơn cho các loại chi phí. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng từ 4,8 tỷ đồng lên 5,4 tỷ đồng. Chi phí bán hàng tăng từ 18,4 tỷ đồng lên 19,9 tỷ đồng.

Không chỉ vậy, Miliket còn đối mặt với tình trạng tài sản giảm. Tại thời điểm 31/3/2017, tổng tài sản của công ty chỉ đạt 194 tỷ đồng, giảm 3 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Tài sản của công ty tập trung chủ yếu ở tiền mặt. Chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền thời điểm cuối kỳ là 116 tỷ đồng, chiếm 60% tổng tài sản.

Vẫn chật vật năm 2017

Miliket được đánh giá là khó có khả năng bứt phá để có thể cạnh tranh được với các đối thủ lớn như ina Acecook, Masan, Asia Foods. Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi Miliket tiếp tục dè dặt đặt kế hoạch kinh doanh cho năm 2017.

Theo kế hoạch, năm 2017, sản lượng của công ty sẽ đạt 18.307 tấn. Lợi nhuận trước thuế đạt 28 tỷ đồng, tăng 3 tỷ đồng, tương ứng 12% so với năm 2016 nhưng vẫn giảm 12,5 tỷ đồng, tương ứng 31% so với năm 2015.

Để giữ được chỗ đứng nhỏ bé trên thị trường, Miliket vẫn cố gắng đầu tư nhiều nhất trong khả năng có thể của mình. Năm 2016, Miliket cũng đầu tư hơn 8,1 tỷ đồng để phát triển các hạng mục mới, trong đó có dây chuyền sản xuất hủ tiếu và sản xuất các mặt hàng sản phẩm từ gạo.

Sang năm 2017, Miliket không những không cắt giảm ngân sách cho đầu tư mà con tăng khá mạnh. Công ty cho biết, năm nay công ty sẽ chi 11,5 tỷ đồng để đầu tư. Tuy nhiên, Miliket không công bố cụ thể sẽ rót vốn vào bộ phận nào trong năm nay.

Mặc dù doanh thu, lợi nhuận và thị phần thua xa Masan nhưng Miliket vẫn "vượt mặt" ông lớn thực phẩm này về độ "chiều" cổ đông. Trong khi Masan nhiều năm rơi vào tình trạng "quỵt cổ tức" thì Miliket vẫn đều đặn chia lãi cho những người góp vốn vào công ty.

Theo đó, hàng năm, Miliket vẫn chi khoảng 12 tỷ đồng để chi trả cổ tức cho cổ đông. Năm nay, theo kế hoạch, công ty vẫn đặt kế hoạch trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 25%. Đây là tỷ lệ không hề nhỏ so với các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Thanh Hà

Vàng, đô và lãi suất: Ý nghĩa như thế nào với kinh tế Việt Nam?
Tỷ giá USD/VND đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 1 thập kỷ. Điều này đã gây sức ép lớp lên các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND, tạo ra những tác động nhất định lên thị trường tài chính.