|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Hướng dẫn cách xác định số lần cơ cấu lại thời hạn trả nợ

07:24 | 21/08/2023
Chia sẻ
Trong thời gian hiệu lực của Thông tư 02 không phát sinh quá hạn thì có tính số lần cơ cấu theo Thông tư 02 khi phân loại nợ cho khách hàng hay không?

Không áp dụng tính số lần cơ cấu lại thời hạn trả nợ để phân loại nhóm nợ đối với khoản nợ đang trong thời hạn được cơ cấu nợ theo Thông tư 02. Ảnh: BNEWS phát

Tại văn bản giải đáp và hướng dẫn thực hiện Thông tư số 02/2023/TT-NHNN ngày 23/4/2023 của Ngân Hàng Nhà Nước quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn, Ngân hàng Nhà nước trả lời như sau:

Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Thông tư 02, khoản nợ sau khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Thông tư 02 còn trong hạn theo thời hạn cơ cấu lại, TCTD không phải áp dụng nguyên tắc điều chỉnh, phân loại lại vào nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Do vậy, không áp dụng tính số lần cơ cấu lại thời hạn trả nợ để phân loại nhóm nợ đối với khoản nợ đang trong thời hạn được cơ cấu nợ theo Thông tư 02.

Đồng thời, theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 Thông tư 02, TCTD phải xác định số tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với toàn bộ dư nợ của khách hàng theo kết quả phân loại nợ theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (không áp dụng quy định giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 02). 

Do vậy, TCTD phải tính số lần cơ cấu lại thời hạn trả nợ để xác định nhóm nợ thực sự của khoản nợ theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhằm xác định số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung (quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 Thông tư 02) và thực hiện trích lập dự phòng cụ thể bổ sung theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 6 Thông tư 02.

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 02, trường hợp khoản nợ sau khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ quá hạn theo thời hạn cơ cấu lại mà không được TCTD tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư 02, thì TCTD phải thực hiện phân loại nợ theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Nguyên tắc xác định số lần cơ cấu lại thời hạn trả nợ thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã được trả lời tại câu số 29 của bản trả lời giải đáp đính kèm Công văn số 2156/NHNN-TTGSNH ngày 12/4/2021của NHNN, cụ thể như sau:

“Khoản 1 Điều 10 Thông tư 11 quy định việc phân loại đối với các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong suốt thời gian tồn tại của khoản nợ, trong đó căn cứ vào số lần cơ cấu lại thời hạn trả nợ của từng khoản nợ (không phụ thuộc vào khoản nợ đã vượt qua thời gian thử thách hay chưa) để phân loại đối với các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ”.

Lê Phương

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.