|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

HoREA đề nghị chưa thí điểm đánh thuế tài sản tại TP HCM

11:46 | 17/11/2017
Chia sẻ
Theo HoREA, chưa nên thực hiện thí điểm đánh  thuế tài sản tại TP HCM tại thời điểm hiện nay, mà nên di dời thời điểm thực hiện đến sau năm 2020, việc thực hiện nên áp dụng đồng thời trên cả nước.
horea de nghi chua thi diem danh thue tai san tai tp hcm
Theo HoREA, chưa nên thực hiện thí điểm đánh thuế này ở TP HCM, mà nên dời thời điểm thực hiện đến sau năm 2020 và áp dụng đồng thời trên cả nước. (Ảnh: Linh Lê)

Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) vừa có văn bản đề nghị chưa thí điểm thu thuế tài sản trên địa bàn TP HCM.

Cụ thể, HoREA đề nghị Quốc hội xem xét thật cẩn trọng, chưa nên thực hiện thí điểm đánh thuế này ở TP HCM tại thời điểm hiện nay, mà nên di dời thời điểm thực hiện đến sau năm 2020. Ngoài ra, việc thực hiện nên áp dụng đồng thời trên cả nước, không nên đánh thuế thí điểm tại TP HCM hay bất cứ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào.

Nguyên nhân được Hiệp hội hội đưa ra là bởi nền kinh tế đất nước và thị trường BĐS đang trong quá trình phục hồi và tăng trưởng, nhưng chưa thực vững chắc, giá nhà còn cao (gấp khoảng 25 lần thu nhập trung bình của xã hội - ở các nước phát triển tỷ lệ này chỉ khoảng 5 – 7 lần).

Tại TP HCM, dù tầng lớp trung lưu tăng mạnh hàng năm, thu nhập GDP đầu người đã vượt mức 5.000 USD/người nhưng chi phí thực tế để đảm bảo nhu cầu cuộc sống tại đây vẫn đắt đỏ hơn các tỉnh. Nếu thực hiện thí điểm đánh thuế tài sản thì có thể giúp tăng nguồn thu ngân sách thành phố, nhưng sẽ tạo hệ quả lớn là khiến giá nhà, đất của TP HCM tăng lên, làm giá bán thành phẩm hàng hóa, dịch vụ tăng theo, có thể tác động làm giảm sức cạnh tranh của thành phố khi các địa phương khác chưa đánh thuế này.

Dự thảo thuế tài sản cần được xem xét tổng thể trong việc cấu trúc lại hệ thống và chính sách thuế một cách đồng bộ, tránh tình trạng tận thu hoặc thuế chồng thuế. Hiện nay, giá nhà, đất đang cao một phần lớn là do chính sách thu tiền sử dụng đất (thường chiếm khoảng 10% giá căn hộ chung cư, khoảng 30% giá nhà phố, khoảng 50% giá biệt thự), vì vậy khi áp dụng thuế tài sản thì đồng thời phải giảm mức thu tiền sử dụng đất.

HoREA còn nhận định, cơ chế “thí điểm” chỉ thực hiện khi muốn tăng “quyền lợi” hoặc giảm “nghĩa vụ” cho đối tượng chịu tác động. Trong khi nếu thực hiện thí điểm đánh thuế tài sản trên địa bàn TP HCM sẽ làm tăng nghĩa vụ nộp thuế với mọi chủ thể sở hữu tài sản, làm giảm thu nhập thực tế và tác động bất lợi đến mọi tầng lớp dân cư. Xa hơn, việc này có thể dẫn đến dịch chuyển dân cư, dịch chuyển dòng vốn đầu tư đến các tỉnh khác và tác động tiêu cực đến thị trường BĐS TP HCM.

Khi xây dựng Luật thuế tài sản, thuế nhà, đất vào thời điểm sau năm 2020 thì cần xem xét để phù hợp tình hình thực tiễn của nước ta. Cụ thể, Hiệp hội kiến nghị chưa nên đánh thuế đối với nhà cấp 4 trở xuống ở nông thôn, hoặc người chỉ có 1 nhà để ở có giá trị dưới 1 tỷ đồng ở đô thị, hoặc nhà ở đô thị, nhà ở tái định cư.

horea de nghi chua thi diem danh thue tai san tai tp hcm Chủ tịch Quốc hội lo thí điểm thuế tài sản gây sốc bất động sản

Thảo luận tại tổ về cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển Tp.HCM sáng 14/11, nhiều đại biểu và ngay cả Chủ tịch ...

Linh Lê