|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

HNX cắt margin 6 cổ phiếu có khả năng bị hủy niêm yết

21:20 | 08/04/2024
Chia sẻ
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa công bố danh sách chứng khoán không đáp ứng đủ điều kiện giao dịch ký quỹ quý II/2024. Hiệu lực từ ngày 8/4.

Theo đó, danh sách chứng khoán không đáp ứng đủ điều kiện giao dịch ký quỹ bao gồm 69 mã. Trong đó, phần lớn là các chứng khoán thuộc diện bị cảnh bảo, kiểm soát như AMV, APS, BCC, BTS, CJC, CTC, DS3, DTC, ECI, HCT, HDA, HEV, HOM, IDJ, KKC, KSQ, KTT, L18, LCD, LDP, MST, OHC, PCG, PGT, PPE, SPI, VE1, VE4, VTJ…

Ngoài bị cảnh báo, kiểm soát, cổ phiếu LDP, EIC, HDA, SPC... có lợi nhuận sau thuế năm 2023 của công ty mẹ tại BCTC hợp nhất năm 2023 là số âm. Các cổ phiếu BCC, BTS, HCT, HEV, HOM, KSQ… còn có lợi nhuận sau thuế năm 2023 trên BCTC kiểm toán năm 2023 là số âm.

Bên cạnh đó, cổ phiếu KTT không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ do tổ chức niêm yết có BCTC bán niên soát xét năm 2023 có ý kiến không phải là ý kiến chấp thuận toàn phần của tổ chức kiểm toán và lợi nhuận sau thuế 6 tháng năm 2023 tại BCTC bán niên soát xét 2023 là số âm.

Hay CTC còn là cổ phiếu bị đình chỉ giao dịch, lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2023 tại BCTC bán niên soát xét năm 2023 là số âm.

Một cổ phiếu khác cũng thuộc diện đình chỉ giao dịch giao dịch là MHL, cổ phiếu này còn thuộc diện bị hạn chế giao dịch, có lợi nhuận sau thuế 6 tháng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/3/2023 trên BCTC cho kỳ kế toán 6 tháng kết thúc ngày 31/3/2023 đã soát xét là số âm; và là tổ chức niêm yết chậm công bố BCTC bán niên soát xét năm 2023 quá 5 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn công bố thông tin.

Một số cổ phiếu nằm trong danh sách do nhận được kết luận của cơ quan thuế về việc công ty vi phạm pháp luật về thuế, bao gồm các cổ phiếu NRC, TMX và VNT.

Có 6 cổ phiếu bị cắt margin do có khả năng bị hủy niêm yết, bao gồm DPC, HTP, TAR và ba cổ phiếu thuộc họ Lilama gồm L43, L61 và L62.

Diệu Nhi

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.