Hậu dịch COVID-19: Thời điểm vàng để tái định hướng sự nghiệp
Các sự kiện hoặc cú sốc bất ngờ phá vỡ thói quen của chúng ta, đẩy chúng ta khỏi vùng an toàn và khiến chúng ta đặt câu hỏi về những gì quan trọng và đáng làm. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi đại dịch gần qua đi, nhiều người bắt đầu suy nghĩ lại về sự nghiệp, theo Havard Business Reviews (HBR).
Tuy nhiên, khó khăn kinh tế vẫn còn đó. Vậy làm thế nào để cân bằng giữa nhu cầu cấp thiết đảm bảo mức sống cơ bản của gia đình và thôi thúc thay đổi ngày càng tăng để tái khởi động sau khi khủng hoảng COVID-19 đang dần lắng xuống?
Chuyên gia Herminia Ibarra đã nghiên cứu chu kì thay đổi nghề nghiệp trong hai thập kỉ qua, giai đoạn bùng nổ kéo dài và bong bóng dot-com, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 cũng như đại dịch hiện nay.
Từ đó, bà đưa ra một vài nguyên tắc đơn giản có thể giúp những người đang vật lộn trải qua thời kì khó khăn tiếp tục tập trung vào việc tái định hướng sự nghiệp.
Phát triển bản thân nhiều nhất có thể
Khi bạn không biết tương lai sẽ đem lại điều gì hoặc con đường bạn đang đi có bước ngoặt bất ngờ, theo đuổi nhiều lựa chọn đa dạng thay vì đơn thuần theo đuổi một mục tiêu là giải pháp khôn ngoan.
Ngay cả trong giai đoạn ổn định, thay đổi nghề nghiệp cũng chưa bao giờ là một quyết định dễ dàng. Đó là hành trình khám phá đòi hỏi bạn phải thử nghiệm, kiểm tra và tìm hiểu về các kĩ năng và khả năng bản thân có thể đảm nhận.
Hôm nay, hơn bao giờ hết, con đường đến với sự nghiệp tiếp theo của bạn sẽ đầy chông gai. Để bao quát tất cả các nền tảng mà bạn cần phải che đậy, nó rất quan trọng để cho phép bạn tưởng tượng ra một tập hợp khác nhau của bản thân và tương lai có thể. Nắm bắt quá trình đó và khám phá càng nhiều trong số họ có thể.
Tận dụng thời kì nghỉ việc
Đặc trưng của giai đoạn nghỉ việc là trải nghiệm cảm xúc giữa quá khứ rõ ràng đã qua và tương lai mơ hồ, khó đoán. Nhiều người có thể cảm thấy mất động lực nhưng giai đoạn đầy thách thức này là một phần thiết yếu của hành trình, cho phép bạn phân tích các cảm xúc phức tạp và ham muốn mâu thuẫn để đưa ra quyết định cuối cùng.
Các nghiên cứu về thần kinh học cho thấy việc tận dụng thời gian nghỉ nhằm cải thiện bản thân có lợi hơn là tham gia các hoạt động giải trí giết thời gian. Thời gian này rất quan trọng, không chỉ để cải thiện khả năng tập trung và động lực của bộ não mà còn để duy trì quá trình nhận thức cho phép chúng ta phát triển toàn diện.
Đó là cách chúng ta củng cố trải nghiệm, tích hợp những gì đã học, lập kế hoạch cho tương lai, duy trì quy tắc đạo đức và xây dựng ý thức về bản thân.
Tiếp nhận các dự án mới
Giải pháp phổ biến nhất để tái định hướng sự nghiệp thường là trau dồi kiến thức, kĩ năng, tài nguyên và các mối quan hệ cho đến khi bạn có đủ khả năng bắt đầu công việc mới. Bạn có thể tham gia các khóa học bán thời gian, làm công việc tư vấn hoặc phát triển ý tưởng khởi nghiệp.
Theo nghiên cứu của giáo sư Ibirra, tham gia các dự án khác là rất quan trọng. Điều này giúp bạn vượt qua không chỉ những vấn đề chuyên môn mà cả những câu hỏi thúc đẩy thúc đẩy động lực cho bạn: "Tôi là ai?", "Tôi muốn trở thành ai?", "Tôi có thể đóng góp tốt nhất ở vị trí nào?".
Trong hoàn cảnh hiện tại, nhiều người đang tập trung phân bổ lại thời gian và nguồn lực cho các dự án dài hơi. Trong một số trường hợp, những kĩ năng mới này liên quan trực tiếp đến làm việc từ xa như tin học văn phòng, cách kết nối trên mạng xã hội,...
Xây dựng mạng lưới quan hệ cá nhân
Xây dựng mạng lưới quan hệ cá nhân là một môn thể thao tiếp xúc vốn đang bị hạn chế do mùa dịch.
Nguyên tắc vàng của kết nối trong công việc luôn là cải thiện các mối quan hệ yếu kém sẵn có để tối đa hóa cơ hội học hỏi thay vì bắt đầu làm quen với người mới. Vấn đề của bạn bè thân thiết, gia đình và đồng nghiệp gần gũi là họ biết và ủng hộ những điều tương tự với bạn. Họ chắc chắn muốn giúp bạn nhưng không thể khiến bạn suy nghĩ sáng tạo.
Dù những mối quan hệ xa có khả năng là nguồn thông tin và tài nguyên mới hữu ích, họ cũng có ít động lực để giúp bạn. Vì lí do này, trong thời điểm khó khăn, mọi người có xu hướng tìm đến các mối quan hệ bền chặt với sự tin tưởng và nghĩa vụ.
Trong một nghiên cứu, hơn 200 giám đốc điều hành được yêu cầu liên lạc với những người từng thân thiết nhưng chưa trò chuyện trong 3 năm gần nhất để hỏi thông tin hoặc xin lời khuyên cho dự án quan trọng.
Kết quả, họ cho rằng những lời khuyên nhận được từ các mối quan hệ này có giá trị và mới lạ hơn so với quan điểm từ ban cố vấn hoặc bạn bè, đồng nghiệp thân thiết.
Tâm sự với những người tin tưởng
Trong quá trình tái định hướng nghề nghiệp, nhiều người trong chúng ta thường cho rằng tính cách hướng nội có thể đem lại tầm nhìn sâu sắc. Tuy nhiên, trên thực tế, tình trạng đơn độc, khi không kết hợp với thử nghiệm tích cực, sẽ rất nguy hiểm.
Các cuộc trao đổi xã hội với tinh thần thấu cảm, giao tiếp, chia sẻ kinh nghiệm mới là yếu tố quyết định giúp bạn xác định hướng đi đúng đắn. Chỉ cần hành động đơn giản là chia sẻ với ai đó về định hướng của bạn có thể làm rõ những điều còn mơ hồ và thúc đẩy bạn hành động.
Cuối cùng, nếu bạn đang có ý định thay đổi sự nghiệp trong giai đoạn hậu khủng hoảng này, hãy nhớ: Thời điểm để hành động là hiện tại nhưng đừng hành động một mình.