|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Hàn Quốc vẫn giữ thế chủ động trong cuộc chiến chống dịch COVID-19

21:33 | 21/03/2020
Chia sẻ
Để ngăn chặn tình trạng lây nhiễm từ nước ngoài, Chính phủ Hàn Quốc sẽ bắt đầu áp dụng "thủ tục nhập cảnh đặc biệt" ngay tại sân bay đối với tất cả hành khách đến từ khu vực châu Âu từ 0h ngày 23/3.

Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Hàn Quốc vẫn tăng nhẹ theo ngày trong bối cảnh xuất hiện các cụm lây nhiễm mới ở thủ đô và khu vực lân cận bắt nguồn từ những bệnh nhân không biết mình mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và bản thân họ cũng không xuất hiện triệu chứng rõ ràng.

Bên cạnh đó, số lượng người nước ngoài nhập cảnh và người Hàn Quốc trở về từ nước ngoài tăng cũng có thể trở thành một nguồn lây nhiễm mới.

Thành phố Daegu và tỉnh Bắc Gyeongsang vẫn có số ca nhiễm bệnh chiếm 90% số ca nhiễm trên cả nước, riêng Daegu ngày 21/3 ghi nhận có nhiều ca nhiễm mới nhất, nâng tổng số ca nhiễm ở thành phố này lên 6.344 ca (tỉnh Bắc Gyeongsang là 1.243 ca).

Trong số 147 ca mới phát hiện, khu vực thành phố Daegu có số người mới mắc bệnh cao nhất - với 69 ca, tỉnh Bắc Gyeongsang 40 ca. Thành phố Seoul ghi nhận có 15 ca mới nâng tổng số ca nhiễm lên 314, tỉnh Gyeonggi - 12 ca (tổng 321 ca), thành phố Incheon thêm 4 ca (tổng 40), thành phố Busan 108 ca... riêng đảo Jeju có 4 ca.

Số ca dương tính với virus SARS-Cov-2 từ nước ngoài nhập cảnh Hàn Quốc đã tăng từ 6 lên 23 ca. 

Theo số liệu thống kê của KCDC, trên 80% ca nhiễm virus SARS-CoV-2 ở Hàn Quốc là lây nhiễm tập thể và 61% liên quan đến tín đồ của giáo phái Tân Thiên Địa (Shincheonji). Cơ quan y tế Hàn Quốc đã hoàn tất các xét nghiệm cho 210.000 tín đồ của giáo phái này.

Một vấn đề mới nảy sinh là chính những người dương tính với virus SARS-CoV-2 mà không xác định được nguyên nhân nhiễm bệnh và bản thân họ cũng không xuất hiện triệu chứng rõ ràng lại chính là "tác nhân" gây ra các cụm lây nhiễm mới gần đây.

Để hạn chế điều này, KCDC đã ra chỉ thị tập trung quản lý những nơi làm việc có rủi ro lây nhiễm cao, như các tổng đài tư vấn khách hàng, phòng hát karaoke, các địa điểm sinh hoạt tôn giáo, trung tâm dạy thêm...

Cơ quan chức năng sẽ cử người chịu trách nhiệm giám sát những địa điểm này, theo dõi triệu chứng của các nhân viên, tiếp nhận khai báo, nắm bắt tình hình bố trí các vật phẩm vệ sinh như nước rửa tay tại mỗi cơ sở. 

Những nơi này sẽ phải tiến hành đo thân nhiệt cho nhân viên, tích cực vận động nhân viên xin nghỉ khi có triệu chứng nghi ngờ và bố trí người thay thế.

Để ngăn chặn tình trạng lây nhiễm từ nước ngoài, Chính phủ Hàn Quốc sẽ bắt đầu áp dụng "thủ tục nhập cảnh đặc biệt" ngay tại sân bay đối với tất cả hành khách đến từ khu vực châu Âu từ 0h ngày 23/3 tới (giờ địa phương).

Theo đó, tất cả công dân Hàn Quốc và người nước ngoài nhập cảnh từ châu Âu sẽ phải điền vào bản khai báo y tế, kiểm tra thân nhiệt ngay tại sân bay. Sau đó, những người có triệu chứng nghi ngờ sẽ được đưa tới khu vực cách ly trong trạm kiểm dịch sân bay, người không có triệu chứng sẽ được đưa tới khu vực chờ chỉ định.

Sau khi xét nghiệm virus SARS-CoV-2, dù có kết quả âm tính thì công dân Hàn Quốc và những người nước ngoài nhập cảnh với mục đích cư trú dài hạn vẫn phải tự cách ly tại nơi cư trú hoặc cơ sở do nhà nước chỉ định trong vòng 14 ngày (kể từ ngày nhập cảnh) để theo dõi các triệu chứng liên quan.

Đối với người nước ngoài nhập cảnh với mục đích cư trú ngắn hạn sẽ được giám sát linh hoạt bởi các cơ quan chức năng trong thời gian lưu trú tại Hàn Quốc. Cơ quan chức năng sở tại ngày 21/3 cho biết đã thiết lập khu vực cách ly tạm thời cho khoảng 1.000 người trong thời gian chờ kết quả xét nghiệm.

Tuy nhiên, Hàn Quốc hiện vẫn chưa tính đến việc tiến hành xét nghiệm bắt buộc đối với hành khách đến từ khu vực Bắc Mỹ, nơi dịch COVID-19 cũng đang có chiều hướng bùng phát mạnh mẽ. Số liệu thống kê của KCDC cho thấy tỷ lệ người nhập cảnh từ châu Âu vào Hàn Quốc dương tính với virus SARS-CoV-2 là 5%.

Theo thông báo mới nhất của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, đã có 170 quốc gia và vùng lãnh thổ áp đặt các lệnh cấm nhập cảnh hạn chế nhập cảnh hoặc thực hiện cách ly tập trung bắt buộc đối với các du khách từ Hàn Quốc nhằm ngăn dịch COVID-19 lây lan.

Trong số đó, 114 quốc gia và vùng lãnh thổ áp đặt lệnh cấm nhập cảnh đối với những người từng ở Hàn Quốc trong vòng 14 ngày trước thời gian nhập cảnh; 50 quốc gia khác "tạm thời đóng cửa biên giới" đối với tất cả người nước ngoài.

Tính đến 13h chiều 21/3 (theo giờ Việt Nam), Hàn Quốc đã ghi nhận 8.799 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và 104 ca tử vong do COVID-19, chủ yếu vẫn là người cao tuổi và có ít nhất một bệnh nền. Số bệnh nhân được điều trị khỏi hoàn toàn và dỡ bỏ cách ly là 2.612 người, tăng 379 người so với ngày 19/3.

Số người đang bị cách ly theo dõi là 15.704 người (tăng 179 người so với ngày 19/3). Hàn Quốc đã tiến hành xét nghiệm virus SARS-COVI-2 cho 327.509 người nghi bị nhiễm trong đó 303.006 trường hợp cho kết quả âm tính. Hiện vẫn có 52 bệnh nhân đang trong tình trạng rất nguy kịch.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Anh Nguyên

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.