|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Hạ tầng giao thông ba huyện mà Hà Nội muốn đưa lên thành phố: Đông Anh nổi bật nhất với loạt dự án cầu đường

12:28 | 13/10/2021
Chia sẻ
Ba huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh mà Hà Nội muốn đưa lên thành thành phố đều đang phát triển mạnh về hạ tầng giao thông.

Tờ trình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của UBND TP Hà Nội nêu một trong những định hướng 5 năm tới là nghiên cứu, đề xuất chủ trương xây dựng quy hoạch các huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh trở thành thành phố. 

Xét về tổng thể, ba huyện này có đủ ba loại hình giao thông (có sân bay Nội Bài, sông Cà Lồ, sông Hồng, Sông Đuống, và nhiều cao tốc quan trọng như có cao tốc Nội Bài, Hà Nội Thái Nguyên), xung quanh tiếp giáp các tỉnh mạnh về công nghiệp như Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên; đáng chú ý cả vành đai 2, 3, 4 đều có đoạn đi qua những huyện này.

a - Ảnh 1.

Hà Nội muốn đưa Sóc Sơn, Mê Linh, Đông Anh lên thành phố trực thuộc Thủ đô. (Đồ họa: Alex Chu).

Hạ tầng giao thông ba huyện mà Hà Nội muốn đưa lên thành phố: Đông Anh nổi bật nhất với loạt dự án cầu đường - Ảnh 2.

Đoạn vành đai 3 đi qua huyện Mê Linh và Đông Anh trên bản đồ quy hoạch. (Nguồn ảnh: Quyhoach.hanoi.vn).

Trong ba huyện nói trên, có thể nói Đông Anh là huyện có tốc độ đô thị hóa cao của Thủ đô. Trong những năm qua, Đông Anh đã hình thành hàng loạt tuyến giao thông huyết mạch kết nối thông suốt với các tỉnh phía Bắc, vùng Đông Bắc và khu vực trung tâm Thủ đô như đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài (đường Võ Văn Kiệt), đường cao tốc Nhật Tân - Nội Bài (đường Võ Nguyên Giáp), Quốc lộ 5 kéo dài gồm đường Trường Sa và đường Hoàng Sa, Quốc lộ 3, Quốc lộ 3 mới (đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên), đường 23B, Quốc lộ 23A,…

Đông Anh hiện có 3 cây cầu kết nối sang trung tâm TP Hà Nội là cầu Thăng Long, cầu Nhật Tân và cầu Đông Trù. Trong tương lai gần, TP Hà Nội sẽ xây thêm cầu Tứ Liên, kết nối giao thông từ lõi Thủ đô tới vùng phát triển mới tại phía Bắc. Dự án cầu Tứ Liên nối hồ Tây với khu Đông Hội, Xuân Canh (Đông Anh) có tổng vốn đầu tư lên tới 17.000 tỷ đồng.

a - Ảnh 2.

Vị trí cầu Tứ Liên theo quy hoạch. (Nguồn ảnh: Quyhoach.hanoi.vn).

Hạ tầng giao thông ba huyện mà Hà Nội muốn đưa lên thành phố: Đông Anh nổi bật nhất với loạt dự án cầu đường - Ảnh 4.

(Ảnh: Hạ Vũ).

Cùng với đó, tuyến đường nối cầu Tứ Liên đến Quốc lộ 3 mới; tuyến đường Vành đai 3 đoạn từ nút giao với Quốc lộ 3 mới đến nút giao đường Võ Văn Kiệt và đoạn kéo dài đến đường Vành đai 4, đường 23B mở rộng, đường quy hoạch 41m cũng sẽ được triển khai.

Theo quy hoạch giao thông TP Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội cũng sẽ xây dựng cầu Thượng Cát nối quận Bắc Từ Liêm với huyện Đông Anh. Công trình có chiều dài 4,5 km, vốn đầu tư 9.898 tỷ đồng.

a - Ảnh 3.

Vị trí cầu Thượng Cát theo quy hoạch. (Nguồn ảnh: Quyhoach.hanoi.vn).

Hạ tầng giao thông ba huyện mà Hà Nội muốn đưa lên thành phố: Đông Anh nổi bật nhất với loạt dự án cầu đường - Ảnh 6.

Theo quy hoạch, cầu Thượng Cát nối Vành đai 3,5 đoạn qua địa bàn quận Bắc Từ Liêm (đường Thượng Cát, Kỳ Vũ). (Ảnh: Hạ Vũ).

Ngoài ra, dự kiến đến năm 2030, TP Hà Nội sẽ thi công 9 tuyến đường sắt trên cao, trong đó có tuyến đường sắt trên cao số 4 đi qua địa phận Đông Anh.

a - Ảnh 4.

Tuyến đường sắt trên cao số 4 có lộ trình đi qua Đông Anh - Sài Đồng - Vĩnh Tuy/Hoàng Mai - Thanh Xuân - Bắc Từ Liêm - Thượng Cát - Mê Linh với chiều dài khoảng 54 km. (Đồ họa: Alex Chu).

Với huyện Sóc Sơn, để hiện thực hóa được mục tiêu phát triển đô thị vệ tinh trong giai đoạn 2021 - 2025, huyện Sóc Sơn đã xác định và dự kiến tổng nguồn vốn đầu tư cho 150 dự án thuộc các lĩnh vực hạ tầng khoảng 7.200 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách huyện dự kiến dành 4.200 tỷ đồng để triển khai các dự án hạ tầng khung. Một số dự án trọng điểm đầu tư theo kế hoạch phải kể đến cải tạo mở rộng Quốc lộ 3; đường nối khu đô thị vệ tinh Sóc Sơn với Đường Võ Nguyên Giáp (giai đoạn 1); 2 tuyến đường vào khu quy hoạch Đại học 600ha; đường vành đai phía Đông đô thị vệ tinh; tuyến nối đường 131 với Quốc lộ 3B Hà Nội - Thái Nguyên,…

Với huyện Mê Linh, giai đoạn tới sẽ triển khai một số dự án hạ tầng giao thông đáng chú ý như Dự án xây dựng tuyến đường 48m đoạn từ Yên Vinh đến đường 36 Khu công nghiệp Quang Minh; xây dựng tuyến đường Tiền Phong – Tự Lập (giai đoạn 1) khoảng 791 tỷ; tuyến đường nối từ đường 23B đi cảng Chu Phan tổng mức đầu tư 727 tỷ đồng.

Anh Đào