|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Hà Nội: Tín dụng 4 tháng ước tăng 3,7%

17:35 | 14/05/2018
Chia sẻ
Theo Cục Thống kê Hà Nội, dư nợ tín dụng của các TCTD trên địa bàn thành phố tháng 4 ước đạt 1.659 nghìn tỷ đồng tăng 1,6% so tháng trước và tăng 3,7% so với tháng 12 năm 2017.
ha noi tin dung 4 thang uoc tang 37 55 triệu thẻ ngân hàng ở Việt Nam là thẻ 'rác'
ha noi tin dung 4 thang uoc tang 37 Bộ Công thương cảnh báo về cho vay tiêu dùng tại các công ty tài chính
ha noi tin dung 4 thang uoc tang 37 4 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng đạt 5%
ha noi tin dung 4 thang uoc tang 37

Ảnh minh họa

Nếu phân theo kỳ hạn cho vay: dư nợ ngắn hạn đạt 610 nghìn tỷ đồng tăng 2% so tháng trước và 5% so với tháng 12 năm 2017; dư nợ trung và dài hạn đạt 838 nghìn tỷ tăng 1,4% so tháng trước và tăng 3,3% so với tháng 12 năm 2017.

Phân theo nội, ngoại tệ: Dư nợ bằng VND đạt 1.266 nghìn tỷ đồng tăng 1,6% so tháng trước và 4,1% so với tháng 12 năm 2017; dư nợ bằng ngoại tệ đạt 182 nghìn tỷ tăng 1,9% so tháng trước và tăng 3,5% so với tháng 12 năm 2017.

Dư nợ cho vay theo chương trình tín dụng: tỷ lệ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 36,9%; cho vay xuất khẩu chiếm 9,7%; cho vay tiêu dùng chiếm 8,8%; cho vay bất động sản chiếm 7,6%; cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm 7,2%...

Về hoạt động huy động vốn của các TCTD trên địa bàn thành phố, theo Cục Thống kê Hà Nội, trong tháng 4 nguồn vốn huy động ước tính đạt 2.723 nghìn tỷ đồng tăng 1,4% so với tháng trước và tăng 3,2% so với tháng 12 năm 2017.

Trong đó, tiền gửi đạt 2.576 nghìn tỷ đồng, tăng 1,5% so với tháng trước và tăng 3,4% so với tháng 12 năm 2017; phát hành giấy tờ có giá đạt 147 nghìn tỷ đồng, tăng 0,2% so tháng trước và tăng 0,6% so với thời điểm kết thúc năm 2017.

Trong tiền gửi thì tiền gửi tiết kiệm đạt 1.126 nghìn tỷ đồng tăng 1,1% so với tháng trước và tăng 4% so với cùng kỳ; tiền gửi thanh toán đạt 1.450 nghìn tỷ đồng tăng 1,8% và tăng 2,9%.

M.L

Liên tục tăng trưởng, FDI có trở thành 'trụ cột' cho nền kinh tế năm nay?
Trong tháng 4, lượng vốn FDI và số dự án đầu tư mới đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Xu hướng tích cực của dòng vốn FDI được kỳ vọng sẽ trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng, là 'trụ cột' quan trọng cho nền kinh tế trong bối cảnh đầu tư công chậm lại và đầu tư tư nhân vẫn ở mức rất thấp.