|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Hà Nội: Giá thực phẩm rục rịch tăng theo giá xăng

07:08 | 22/09/2017
Chia sẻ
Các tiểu thương cho biết, việc tăng giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm tại Hà Nội như hiện nay là do giá xăng dầu tăng mạnh.

Hiện nay, giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm, rau củ quả tại Hà Nội tăng mạnh, trong khi nguồn hàng nhập về các chợ vẫn dồi dào. Theo lý giải của những người bán hàng, việc tăng giá các mặt hàng thiết yếu là do giá xăng dầu liên tục tăng trong thời gian gần đây, mới nhất là đợt tăng giá chiều 20/9 vừa qua.

Theo khảo sát giá một số mặt hàng lương thực, thực phẩm trong ngày 21/9 tại các chợ Thái Hà (quận Đống Đa), chợ Kim Giang, Vĩnh Hồ (quận Thanh Xuân), chợ Mơ, giá rau, củ quả tăng đột biến. Giá hành lá hiện nay lên đến 60.000 đồng/kg, tăng gấp 3 lần so với tuần trước. Giá các loại cải bắp, cải xanh, cà chua ở mức 30.000 đồng/kg, tăng 50% so với tuần trước. Các loại rau, củ khác cũng tăng ít nhất 30% so với cách đây 10 ngày.

ha noi gia thuc pham ruc rich tang theo gia xang

Giá thịt các loại có xu hướng tăng liên tục trong những ngày gần đây.

Bà Nguyễn Thị Luyến bán rau ở chợ Thái Hà, quận Đống Đa, Hà Nội cho biết, so với tuần trước thì rau quá đắt, có loại tăng giá gấp 3 - 4 lần, trong khi nguồn cung vẫn dồi dào.

Các loại gạo cũng tăng khoảng 5% so với đầu tháng 9. Gạo nở 404 có giá 10.500 đồng/kg, gạo bụi sữa mềm có giá 12.000 đồng/kg, gạo Long An dẻo đang ở mức 11.500 đồng/kg.

Trong khi đó, các loại thịt lợn, thịt gà, thịt bò hiện nay cũng đang rục rịch tăng giá. Thịt bò bắp tại chợ Thái Hà có giá 260.000 đồng/kg, thịt gà ta làm sẵn 130.000 – 140.000 đồng/kg. Cá chép, cá trắm loại 1kg dao động từ 65-70.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg so với tuần trước.

Bà Trần Thị Hồng, tiểu thương bán thịt lợn ở chợ Vĩnh Hồ, quận Thanh Xuân, Hà Nội cho biết, hiện nay giá đang tăng liên tục nhưng hàng bán ra không được nhiều. Trung bình mỗi ngày bà chỉ bán được khoảng 30 kg thịt.

Mặc dù giá các mặt hàng thiết yếu tăng, nhưng Ban Quản lý các chợ đầu mối tại Hà Nội khẳng định, nguồn hàng về các chợ vẫn không bị khan hiếm. Theo lý giải của các tiểu thương, việc tăng giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm tại Hà Nội như hiện nay là do giá xăng dầu tăng mạnh, khiến chi phí vận chuyển cũng tăng theo.

Ông Trần Quốc Vũ, Phó Ban quản lý chợ Thái Hà, quận Đống Đa, Hà Nội cho biết, giá cả hàng hóa bán tại chợ Ban Quản lý chợ cũng chỉ can thiệp được phần nào. Mỗi khi có hiện tượng tăng giá bất thường, Ban Quản lý chợ cũng đi thống kê, nhắc nhở các tiểu thương và báo cáo UBND quận có biện pháp bình ổn giá. “Việc xăng tăng giá chắc chắn có ảnh hưởng đến lưu thông hàng hóa, tăng chi phí vận chuyển từ nơi sản xuất, giết mổ đến chợ”, ông Vũ nhận định.

Trước tình hình giá cả các mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng mạnh như hiện nay, Sở Công Thương TP Hà Nội đang nắm bắt tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, trên cơ sở đó để cân đối cung cầu; đồng thời phối hợp với các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc để khai thác hàng hóa đưa về Hà Nội, điều này nhằm tạo nguồn cung ổn định, lâu dài, đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô.

ha noi gia thuc pham ruc rich tang theo gia xang Giá thực phẩm tăng thúc đẩy triển vọng lạm phát của châu Á

Tại Hàn Quốc, giá củ cải tăng 71% trong tháng 8 so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi ở Ấn Độ, giá cà chua ...

ha noi gia thuc pham ruc rich tang theo gia xang CPI tháng 8 tăng 0,92% do giá thuốc và dịch vụ y tế tăng mạnh nhất

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2017 tăng 0,92% so với tháng trước do 10/11 nhóm hàng hoá tăng giá trong tháng. Trong đó, ...

ha noi gia thuc pham ruc rich tang theo gia xang Cộng đồng doanh nghiệp lên tiếng: Hệ lụy của tăng thuế

Giá nhà đất sẽ tăng, giá điện, nước, xăng dầu, giá thực phẩm cũng “phi mã” khi các loại thuế tăng lên.

Thành Trung - Hoàng Sơn

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.