|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Hà Nội cùng lúc thành lập 6 cụm công nghiệp, tổng diện tích gần 71 ha

14:29 | 27/12/2017
Chia sẻ
6 cụm công nghiệp được Hà Nội thành lập đợt này nằm trên địa bàn các huyện Thanh Oai, Chương Mỹ, Đan Phượng, Sơn Tây, Đông Anh và Gia Lâm. Tổng diện tích của các cụm công nghiệp lên đến gần 71 ha.
ha noi cung luc thanh lap 6 cum cong nghiep tong dien tich gan 71 ha Hà Nội lập thêm hai cụm công nghiệp tổng diện tích gần 90ha tại Thanh Oai và Sóc Sơn
ha noi cung luc thanh lap 6 cum cong nghiep tong dien tich gan 71 ha Hà Nội: Thành lập thêm 6 cụm công nghiệp

Mới đây, UBND TP Hà Nội vừa đồng loạt ban hành Quyết định thành lập 6 cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn các huyện Thanh Oai, Chương Mỹ, Đan Phượng, Sơn Tây, Đông Anh và Gia Lâm. Tổng diện tích của các cụm công nghiệp này lên đến gần 71 ha.

ha noi cung luc thanh lap 6 cum cong nghiep tong dien tich gan 71 ha
6 cụm công nghiệp được Hà Nội thành lập đợt này nằm trên địa bàn các huyện Thanh Oai, Chương Mỹ, Đan Phượng, Sơn Tây, Đông Anh và Gia Lâm. (Ảnh minh họa)

Cụ thể, tại xã Thanh Thùy, huyện Thanh Oai, Hà Nội sẽ thành lập CCN Thanh Thùy, chủ đầu tư (CĐT) là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thanh Oai. Quy mô dự án rộng hơn 5,5 ha; ranh giới phía Bắc giáp đường tỉnh 427 và đường trục phát triển phía Nam, phía Tây giáp đường vào thôn Bùi Xá, xã Tam Hưng, phía Đông giáp đất sản xuất nông nghiệp xã Thanh Thùy và phía Nam giáp kênh tiêu thoát nước và đất sản xuất nông nghiệp tại xã Tam Hưng. Tính chất, chức năng của CCN này được xác định là nơi bố trí các ngành nghề sản xuất doanh kim, cơ khí, mộc điêu khắc...

CCN thứ hai được thành lập đợt này là CCN Ngọc Sơn, huyện Chương Mỹ do CTCP Lộc Ninh làm CĐT. CCN này có địa chỉ tại thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, quy mô 18,75 ha; ranh giới phía Bắc giáp hành lang Quốc lộ 6A, phía Tây giáp đường Đê Đáy, phía Đông giáp đường liên thôn Tràng An và phía Nam giáp khu ruộng canh tác thôn Giáp Ngọ, xóm Xá. Chức năng của CCN này là phát triển công nghiệp (ngành hàng thủ công mỹ nghệ, hàng cơ kim khí, chế biến lương thực, thực phẩm...).

Tại xã Liên Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội sẽ thành lập CCN Liên Hà do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đan Phượng làm CĐT. CCN Liên Hà rộng 9,62 ha; phía Đông – Đông Bắc giáp ruộng và đất dân cư của thôn Thượng Thôn và thôn Đoài Quý, phái Tây giáp phần đất của cánh đồng Cầu Dạ, phía Nam giáp kênh Đan Hoài và phía Bắc giáp phần đất của cánh đồng Khoải Trên. CCN này có chức năng là phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (chế biến lâm sản, mộc dân dụng...).

Còn CCN Phú Thịnh nằm ở phường Phú Thịnh, thị xã Sơn Tây, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thị xã Sơn Tây làm CĐT. CCN Phú Thịnh rộng hơn 8,5 ha; phía Bắc giáp khu dân cư Phú Nhi 2, phía Đông giáp đường Đinh Tiên Hoàng và khu nhà ở Phú Thịnh, phía Nam giáp đường 32 và khu nhà ở Phú Thịnh, phía Tây giáp khu thương mại dịch vụ Mồ Cối và bến xe tĩnh Mồ Cối. Có chức năng phát triển công nghiệp nhẹ, CCN Phú Thịnh thuộc danh mục các CCN được giữ nguyên trạng, hạn chế phát triển lâu dài, thực hiện theo quy hoạch được duyệt.

Thứ 5 là CCN Vân Hà thuộc xã Vân Hà, huyện Đông Anh, CĐT là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đông Anh, quy mô 8,01 ha. Ranh giới CCN Vân Hà được xác định phía Bắc giáp mương thủy lợi, phía Tây Bắc và phía Tây giáp khu đất nông nghiệp, phía Đông Nam giáp đường liên xã và khu dân cư. Tính chất, chức năng của CCN này được xác định là làng nghề.

Cuối cùng là CCN Phú Thị nằm ở xã Phú Thị và xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, quy mô 20,22 ha. CCN Phú Thị do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Gia Lâm làm CĐT; ranh giới cách khu dân cư xã Phú Thị, Dương Xá 1 km, phía Đông giáp nhà máy sữa VINAMIK, phía Nam giáp Quốc lộ 5 và phía Tây giáp Khu đô thị mới Đặng Xá, Trâu Quỳ. Đây là CCN duy nhất trong số 6 CCN thành lập đợt này được xác định chức năng là đa ngành nghề.

Mục tiêu thành lập các CCN trên nhằm cụ thể hóa công tác phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn các huyện; tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý và đầu tư xây dựng các công trình trên phạm vi đất quy hoạch; góp phần thực hiện phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, giải quyết nhu cầu việc làm cho người lao động tại địa phương.

N.Lê