|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Hà Nội bước vào năm 2017: Kinh tế tăng trưởng cao nhất 6 năm qua

11:07 | 06/01/2017
Chia sẻ
Năm 2016, mặc dù vẫn gặp nhiều khó khăn nhưng kinh tế Thủ đô có một năm thắng lợi với tổng sản phẩm trên địa bàn tăng 8,2%, cao nhất trong 6 năm qua.

Tuy nhiên, Hà Nội nhìn nhận và đánh giá kết quả trên chưa bền vững. Vì vậy, thành phố đang đưa ra nhiều giải pháp, biện pháp mạnh.

ha noi buoc vao nam 2017 kinh te tang truong cao nhat 6 nam quaSản xuất động cơ điện tại Công ty cổ phần chế tạo điện cơ Hà Nội. (Ảnh: Minh Đông/TTXVN)

Quyết tâm thực hiện “5 rõ” Trong rất nhiều giải pháp, Hà Nội tập trung hoàn thành xây dựng chiến lược trọng tâm cho giai đoạn 2016-2020 và các năm tiếp theo, trong đó thực hiện tốt 8 chương trình công tác của Thành ủy. ​Ủy ban Nhân dân thành phố kịp thời sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc phù hợp với các luật; đổi mới phân công công tác, tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính và trách nhiệm thực thi theo hướng 5 rõ: “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ quy trình và rõ hiệu quả” và “một việc-một đầu mối xuyên suốt.” Cùng với đó, thành phố thực hiện xây dựng chính quyền điện tử, thay đổi toàn diện trong triển khai hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin. Từ đó cải cách hành chính, tăng cường giao tiếp giữa chính quyền, nhân dân và doanh nghiệp; cải cách mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp; thu hút mạnh đầu tư, đặc biệt là việc kêu gọi xã hội hóa đầu tư, hợp tác công tư trong rất nhiều lĩnh vực. Sự vào cuộc quyết liệt, khẩn trương này đã tạo được lòng tin của doanh nghiệp và nhân dân. Thành phố đã có nhiều cơ chế chính sách và cách làm mới, sáng tạo, được triển khai để giải quyết các vấn đề dân sinh bức xúc, cấp bách, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và tạo tiền đề cho những năm tiếp theo. Đó là các chuyên đề giải phóng mặt bằng, xây dựng nhà tái định cư theo phương thức xã hội hóa, cải tạo chung cư cũ, quy hoạch nhà ở xã hội quy mô lớn, xã hội hóa cấp nước sạch vùng nông thôn, xử lý ô nhiễm tại các hồ, xã hội hóa hạ ngầm đường dây điện. Thành phố kêu gọi cả hệ thống chính trị quyết liệt vào cuộc thực hiện tốt năm “trật tự văn minh đô thị” với những cách làm hay, sáng tạo, kiên trì, hiệu quả và đã có chuyển biến rõ nét, trọng tâm về các lĩnh vực như hạ tầng, công viên, hình thành tuyến phố mẫu, phố đi bộ; đồng thời đổi mới cách thức vệ sinh đường phố, thu gom rác thải và cắt tỉa cây xanh theo hướng cơ giới hóa nhanh chóng, giảm chi phí nhân công. Tập trung cao cho phát triển, ổn định kinh tế Lĩnh vực thu ngân sách được quan tâm hàng đầu nên Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp, quyết liệt rà soát, cơ cấu và điều chỉnh lại các khoản chi theo hướng tiết kiệm, hiệu quả. Ngay từ đầu năm, thành phố đốc thúc các ngành, địa phương và đưa vào ứng dụng công nghệ thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, doanh nghiệp kê khai nộp thuế. Vì vậy, thu ngân sách cả năm đạt gần 174.000 tỷ đồng, bằng 102,6% so với dự toán ​Hội đồng Nhân dân thành phố giao và tăng 16,2% so với năm 2015. Thành phố thực hiện tốt chương trình bình ổn giá để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng, chỉ số giá tiêu dùng năm 2016 tăng trên 3%. Một lĩnh vực chuyển biến mạnh mẽ được các doanh nghiệp đánh giá cao là cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư trong nước. Hà Nội đã có nhiều cơ chế, chính sách để tháo gỡ khó khăn trong giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ các dự án trong và ngoài nước. Nhiều chỉ tiêu về cải thiện môi trường kinh doanh đạt kết quả cao hơn chỉ tiêu Trung ương giao như đăng ký kinh doanh qua mạng, kê khai nộp thuế điện tử... Vì vậy, chỉ số PCI năm 2016 của Hà Nội xếp thứ 24/63 tỉnh, thành phố, tăng 2 bậc so với năm trước, xếp hạng cao nhất kể từ ngày công bố chỉ số PCI. Thành phố thực hiện đồng bộ các giải pháp thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, vốn đăng ký của các dự án ngoài ngân sách Nhà nước đạt 423.000 tỷ đồng. Trong số đó có 163 dự án trong nước, 445 dự án nước ngoài; doanh nghiệp thành lập mới đăng ký số vốn trên 203.000 tỷ đồng, tăng 42% so với năm 2015. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt gần 278.000 tỷ đồng, tăng 10%. Lĩnh vực công nghiệp đạt kết quả nổi bật với giá trị ngành công nghiệp-xây dựng tăng 8,8%. Vốn đầu tư vào các khu công nghiệp cũng tăng mạnh, gấp 4,6 lần so với năm 2015. Giá trị gia tăng ngành xây dựng cũng tăng mạnh, trên 13% và đang có xu hướng phát triển rất tốt nhờ sự phục hồi của thị trường bất động sản và các chính sách hỗ trợ xây dựng nhà ở xã hội. Năm 2016, các chi nhánh thuộc 19 ngân hàng thương mại cho vay hỗ trợ nhà ở giải ngân trên 11.575 tỷ đồng, tăng 44% so với năm ngoái. Các tổ chức tín dụng đã cho trên 20.000 người vay vốn mua nhà nên thị trường sôi động hơn. Thành phố tiếp tục chú trọng phát triển du lịch, coi đây là ngành kinh tế mũi nhọn, đã có nhiều giải pháp để hút khách nên khách du lịch đến Hà Nội tăng 8,1% so với cùng kỳ./.

NGUYỄN VĂN CẢNH

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.