|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Grab tiếp tục triển khai dịch vụ giao món ăn ở 4 nước Đông Nam Á

21:39 | 28/05/2018
Chia sẻ
Dịch vụ giao món ăn GrabFood sẽ xuất hiện ở Malaysia, Singapre, Việt Nam, Philippines sau khi ứng dụng UberEats ngừng hoạt động hôm 27/5.
grab tiep tuc trien khai dich vu giao mon an o 4 nuoc dong nam a GrabFood sắp đổ bộ vào thành phố Hồ Chí Minh

Dấu ấn cuối cùng của Uber ở Đông Nam Á - biến mất vào tối 27/5 - sau khi ứng dụng giao món ăn UberEats ngừng hoạt động.

Ngay sau đó, vào sáng 28/5, Grab thông báo họ cung cấp dịch vụ giao món ăn GrabFood ở Malaysia và Singapore, theo Tech In Asia.

Trước đó, Grab đã thử nghiệm phiên bản beta của ứng dụng GrabFood tại một số quận ở thành phố Kuala Lumpur và Singapore.

GrabFood đã hoạt động ở Indonesia và Thái Lan, song việc Grab thâu tóm UberEats đồng nghĩa với việc Grab mở rộng dịch vụ ở Đông Nam Á. Việc triển khai GrabFood ở Việt Nam và Philippines, hai quốc gia mà UberEats chưa từng hoạt động, sẽ diễn ra trong tháng 6.

grab tiep tuc trien khai dich vu giao mon an o 4 nuoc dong nam a
Grab đang thử nghiệm dịch vụ GrabFood ở thành phố Hồ Chí Minh và sẽ chính thức triển khai dịch vụ trong tháng 6. Ảnh: Techinasia

James Ong, giám đốc GrabFood ở Singapore, phát biểu trong một cuộc hopjbaos hôm 28/5 rằng phần lớn tài xế tham gia dịch vụ GrabFood là đối tác cũ của UberEats.

"Đội ngũ kỹ sư của GrabFood bao gồm nhân sự của Grab và một số nhân viên cũ của Uber", ông tiết lộ.

Một số thương hiệu thực phẩm nổi tiếng đã ký thỏa thuận hợp tác với GrabFood. Họ bao gồm những thương hiệu địa phương như Lam Beef Noodle tới những thương hiệu toàn cầu như McDonald's.

Ban quản trị Grab khẳng định thị trường giao món ăn ở Singapore có giá trị khoảng 224 triệu USD, đồng thời ước tính 4.000 nhà hàng và 12.000 quầy thực phẩm trong thành phố chưa tham gia ứng dụng GrabFood.

Tuy nhiên, Singapore là thị trường có mức độ cạnh tranh cao. Foodpanda và Deliveroo đang chiếm thị phần chi phối ở đây, trong khi một số doanh nghiệp địa phương như Honestbee cũng đã có vị thế trên thị trường.

Go-Jek, đối thủ đáng gờm nhất của Grab sau khi Uber rời Đông Nam Á, cũng công bố kế hoạch triển khai dịch vụ gọi xe trực tuyến tại Singapore trong năm nay. Sau đó rất có thể Go-Jek sẽ triển khai dịch vụ giao món ăn Go-Food.

"Chúng tôi có thể tạo ra sự khác biệt đối với khách hàng, người bán món ăn và người giao hàng. Giống như UberEats, chúng tôi không có quy định về số tiền tối thiểu khi khách hàng GrabFood gọi món. Chính sách này trái ngược với Deliveroo và Foodpanda, hai công ty yêu cầu người bán phải đặt ra mức tối thiểu dành cho khách hàng", ông James Ong tuyên bố.

Vị giám đốc nói thêm rằng những người bán thực phẩm có thể tận dụng số lượng người đăng ký dịch vụ của Grab để tăng doanh số. Họ cũng có thể tích hợp cơ chế thưởng điểm GrabRewards để tăng mức độ gắn bó của khách hàng và hiệu quả tiếp thị. Khách hàng của GrabFood sẽ nhận 5 điểm GrabRewards cho mỗi SPD (0,75 USD) mà họ chi tiêu thông qua ứng dụng.

Đối tác của GrabFood có thể rút tiền mặt hàng ngày và có thể làm việc theo thời gian linh hoạt mà họ muốn. Họ cũng có quyền hưởng bảo hiểm tai nạn cá nhân miễn phí thông qua nền tảng dịch vụ tài chính của Grab.

GrabFood mang tới cơ hội để Grab quảng bá GrabPay dịch vụ thanh toán không tiền mặt. Hãng khuyến khích đối tác giới thiệu GrabPay với khách hàng.

Luân Thường

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.