|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Giao dịch lớn cổ phiếu (19/1): SJC, GKM, TOP, NTP, VHE, DDN, DDG, HDB, HPX

19:30 | 19/01/2023
Chia sẻ
Thống kê công bố thông tin có các giao dịch lớn đăng ký mua/bán và thông báo giao dịch cổ đông lớn của các cổ phiếu SJC, GKM, TOP, NTP, VHE, DDN, DDG, HDB, HPX.

Đăng ký bán ra: GKM, TOP

CTCP Khang Minh Group (Mã: GKM): Bà Lương Thị Xuân Phương, mẹ ông Đặng Viêt Lê, Chủ tịch HĐQT thông báo đã bán 142.000 cổ phiếu. Thời gian giao dịch từ ngày 26/12 đến ngày 17/1.

CTCP Phân phối Top One (Mã: TOP): Ông Vũ Đình Phúc, Ủy viên HĐQT thông báo đã bán 300.000 cổ phiếu. Thời gian giao dịch là ngày 13/1.

Đăng ký mua vào: NTP, VHE, DDN, DDG, HDB, HPX

CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (Mã: NTP): CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong Phía Nam thông báo đã mua 1,2 triệu cổ phiếu. Thời gian giao dịch từ ngày 20/12 đến ngày 17/1.

CTCP Dược liệu và Thực phẩm Việt Nam (Mã: VHE): Ông Bùi Tiến Vinh, Chủ tịch HĐQT thông báo đã mua 1 triệu cổ phiếu. Thời gian giao dịch từ ngày 28/12 đến ngày 16/1.

CTCP Đầu tư Công nghiệp Xuất nhập khẩu Đông Dương (Mã: DDG): Ông Trần Kim Sa, Ủy viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc thông báo đã mua 160.000 cổ phiếu. Thời gian giao dịch từ ngày 16/12 đến ngày 13/1.

CTCP Dược - Thiết bị Y tế Đà Nẵng (Mã: DDN): Ông Đỗ Thành Trung, Chủ tịch HĐQT thông báo đã mua 101.900 cổ phiếu. Thời gian giao dịch từ ngày 19/12 đến ngày 17/1.

Ngân hàng TMCP Phát triển T.P Hồ Chí Minh (Mã: HDB): Ông Trần Hoài Nam, Phó Tổng giám đốc thông báo đã mua 100.500 cổ phiếu. Phương thức giao dịch khớp lệnh trong khoảng thời gian từ ngà 26/12 đến ngày 19/1.

CTCP Đầu tư Hải Phát (Mã: HPX): Ông Đỗ Quý Đường, em trai ông Đỗ Quý Hải, Chủ tịch HĐQT thông báo đã mua 150.500 cổ phiếu. Phương thức giao dịch khớp lệnh trong khoảng thời gian từ ngà 27/12 đến ngày 18/1.

Cổ đông lớn: SJC

CTCP Sông Đà 1.01 (Mã: SJC): Ông Nguyễn Thanh Hải thông báo đã mua 33.600 cổ phiếu. Ngày giao dịch làm thay đổi tỷ lệ sở hữu là ngày 13/1.

 

 

 

Thu Hà

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.