|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

'Giằng xé' lợi ích dẫn đến 'khuất tất' trong xử lý vi phạm đất đai?

21:14 | 30/05/2019
Chia sẻ
Đại biểu Quốc hội thẳng thắn chỉ ra rằng, sự "giằng xé" lợi ích dẫn đến "khuất tất" trong xử lý vi phạm đất đai.

Vi phạm đất đai được xử lý chưa thoả đáng khiến nhiều đại biểu Quốc hội bức xúc. Các đại biểu cho rằng, sự "giằng xé" về lợi ích của các chủ thể được giao quản lý sử dụng đất, trong đó không loại trừ phát sinh lợi ích nhóm trong quản lý giao, thu hồi và sử dụng đất, đã dẫn đến những "khuất tất" trong xử lý vi phạm đất đai.

Phát biểu tại Quốc hội ngày 30/5, đại biểu Nguyễn Bá Sơn - Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng cho hay, trên địa bàn đang vướng mắc hàng loạt dự án sai phạm liên quan tới "đất vàng", xử lý kéo dài chưa biết tới bao giờ kết thúc, như các vụ liên quan đến khu đô thị Đa Phước, bán đảo Sơn Trà...

Giằng xé lợi ích dẫn đến khuất tất trong xử lý vi phạm đất đai? - Ảnh 1.

Bán đảo Sơn Trà (TP Đà Nẵng)

Các cuộc điều tra, thanh tra liên quan đến dự án Đa Phước, bán đảo Sơn Trà, những sai phạm trong công tác quản lý tài sản công trên địa bàn thành phố là trung tâm cho sự quan tâm của cử tri thành phố, nếu không muốn nói rằng có cả sự quan tâm của cả nước cho đến nay vẫn chưa được xử lý dứt điểm, dư luận bức xúc, cử tri nhiều lần kiến nghị với đoàn đại biểu Quốc hội, cán bộ, công chức trong các cơ quan lo lắng, dao động, thiếu kiên quyết trong thực thi công vụ dẫn đến hiệu quả, hiệu lực không cao", đại biểu Nguyễn Bá Sơn nói.

Theo đánh giá của ông Sơn, Đà Nẵng đã làm được một số nội dung quan trọng như rà soát tổng thể quy định quy hoạch chung thành phố, bán đảo Sơn Trà thu hồi đất ở các bãi tắm, mở lối xuống biển, rà soát, điều chỉnh tạo thông thoáng bên hai bờ sông Hàn theo hướng bền vững, điều chỉnh 25% dự án cấp sai, thu hồi hơn 1.000 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước. 

Giằng xé lợi ích dẫn đến khuất tất trong xử lý vi phạm đất đai? - Ảnh 2.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Sơn phát biểu tại Hội trường.

Lo lắng trục lợi chính sách

"Cử tri đặt câu hỏi với đoàn đại biểu Đà Nẵng, việc kéo dài thời gian các vụ trên có khuất tất gì trong xử lý hay không?", ông Sơn nói và chuyển câu hỏi tới Thanh tra Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. 

Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (đoàn Hoà Bình) cho biết, điều làm cử tri và nhân dân lo lắng đó là hiện tượng trục lợi chính sách, vi phạm pháp luật, thậm chí tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong quản lý sử dụng đất đô thị của một bộ phận cán bộ công chức có trách nhiệm quản lý đất đã và đang làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước và bộ máy công quyền của nhân dân.

Nhiều lĩnh vực được giao quản lý đất đai và sử dụng đất lâu nay được coi là vùng cấm, đó là đất quốc phòng, đất an ninh thiếu sự giám sát, buông lỏng quản lý, quản lý yếu kém đã xảy ra sai phạm lớn không chỉ gây thất thoát lãng phí về tài nguyên đất mà còn tác động xấu tới uy tín, lĩnh vực của ngành. Những hạn chế, yếu kém trong quy hoạch và quản lý sử dụng đất đô thị thời gian qua đã và đang trở thành lực cản cho sự phát triển đô thị ở nước ta hiện nay.

Giằng xé lợi ích dẫn đến khuất tất trong xử lý vi phạm đất đai? - Ảnh 3.

Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh

Nguyên nhân cơ bản, theo ông Sinh, thuộc về cơ quan quản lý nhà nước và những cá nhân người thực thi pháp luật. Để khắc phục những hạn chế yếu kém, ông Sinh kiến nghị, phải hoàn thiện ngay các quy định về huy động vốn đầu tư theo hình thức BT, đảm bảo tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư và đó cũng chính là tháo gỡ khó khăn cho địa phương khi thực hiện một chủ trương lớn về huy động các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương nhằm thực hiện công khai, minh bạch, chống thất thoát, lãng phí và chống tiêu cực trong loại hình đầu tư này.

Không quy định vượt rào, xé luật để hợp pháp hóa các loại hình huy động vốn sử dụng vốn đầu tư kinh doanh bất động sản dưới hình thức, khái niệm rất mới lạ là nhà ở không hình thành đơn vị ở hoặc đất dịch vụ kết hợp để ở. Các hình thức này thực chất cần chuyển đổi theo đúng bản chất đó là kinh doanh bất động sản để nhà đầu tư thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ do luật định, tránh các hậu quả tranh chấp pháp lý về sau..., đại biểu Sinh nêu rõ.

Ở khía cạnh khác, theo đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (đoàn Hà Nội), thực tiễn xử lý vi phạm pháp luật đất đai thời gian qua nổi lên vấn đề Vũ "nhôm" và Út "trọc" thâu tóm đất công chuyển nhượng trái phép, một số lãnh đạo ngành công an và quân đội cũng đã và đang bị xem xét kỷ luật, kể cả một số cán bộ cấp cao và tướng lĩnh. Đây là một hiện tượng nghiêm trọng gây bức xúc cho xã hội.

Giằng xé lợi ích dẫn đến khuất tất trong xử lý vi phạm đất đai? - Ảnh 4.

Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh

Ôm "đất vàng" chờ thời để kiếm chác

Trước đó, tại phiên thảo luận về báo cáo giám sát trong quản lý, sử dụng đất ở đô thị, đại biểu Đinh Duy Vượt (đoàn Gia Lai) chỉ ra rằng, nhiều tỷ phú đất ôm nhiều "đất vàng", "đất kim cương" tại các khu đất đô thị và tương lai là đô thị đồng thời thâu tóm hàng ngàn ha đất màu mỡ khác chờ thời, các dự án này cũng là tài sản thế chấp ngân hàng mà thực chất giá trị từ đất là doanh nghiệp thuê đất trả tiền hàng năm, không được tính vào giá trị doanh nghiệp.

Theo đại biểu Đinh Duy Vượt, việc giao đất, cho thuê đất, thuê lại đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất diễn ra rất phức tạp, khó kiểm soát thậm chí liều không tuân thủ pháp luật, cử tri hoài nghi có hay không lợi ích nhóm, "sân trước sân sau" cùng cộng sinh với các quan chức có thẩm quyền theo đó lợi dụng cơ chế pháp luật chưa đồng bộ, chỉ thích chọn phương án chỉ định chủ đầu tư dự án có sử dụng đất thay cho đấu giá quyền sử dụng đất.

Giằng xé lợi ích dẫn đến khuất tất trong xử lý vi phạm đất đai? - Ảnh 5.

Đại biểu Đinh Duy Vượt

Đồng thời, lợi dụng cơ chế "vừa đá bóng vừa thổi còi" trong định giá đất, quyết định giá đất có nơi rẻ như bèo để cổ phần hóa doanh nghiệp cho thuê đất, giao đất, bồi thường thiệt hại về đất, ưu đãi về đất không chỉ doanh nghiệp mà cả các cơ sở sự nghiệp như giáo dục, y tế, các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, làm thiệt hại lớn đến lợi ích nhà nước, nhân dân..., ông Vượt chỉ rõ.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Trần Ngọc

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.