Giải pháp nào cho cơ cấu ngân sách nhà nước trước áp lực lạm phát?
Ngân sách Nhà nước bội chi 6.000 tỷ 8 tháng đầu năm |
Theo công văn từ Bộ Tài Chính, tăng trương kinh tế 7 tháng đầu năm cao hơn mục tiêu kế hoạch, kinh tế vĩ mô ổn định. Tuy nhiên, mức tăng có xu hướng chậm lại, áp lực lạm phát gia tăng, hoạt động sản xuất – kinh doanh một số ngành vẫn khó khăn, giải ngân vốn đầu tư công chậm. Từ đó tác động đến thu và điều hành cân đối ngân sách nhà nước (NSNN) nói chung và địa phương nói riêng.
Để giải quyết những vấn đề này, Bộ Tài chính đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện những giải pháp đã đưa ra.
Thứ nhất, địa phương cần tăng cường công tác quản lý, chống thất thu, buôn lậu, gian lận thương mại và chuyển giá, giảm tỷ lệ nợ đọng thuế xuống dưới 5% tổng thu ngân sách nhà nước. Ngoài ra, cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giải quyết kịp thời vướng mắc phát sinh liên quan đến điều kiện kinh doanh, đất đai, thị trường.
Thứ hai, Ủy ban nhân dân các cấp quản lý chi ngân sách nhà nước theo đúng chế độ quy định, trong phạm vi dự toán được giao đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả. Trong đó, việc chủ động sử dụng các nguồn lực để xử lý cân đối ngân sách địa phương (NSĐP) theo thứ tự gồm việc tạm giữ 50% dự toán dự phòng NSĐP (làm giảm dự toán chi NSĐP), sau đó là các nguồn lực tài chính hợp pháp khác (quỹ dự trữ tài chính, kết dư ngân sách) và cuối cùng là một phần nguồn cải cách tiền lương còn dư (sau khi thực hiện theo mức lương cơ sở 1.390.000 đồng/tháng).
Ngoài ra, Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016-2020 cần được đẩy nhanh tiến độ sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn. Tiếp tục rà soát, thực hiện các biện pháp giảm mức phí, chi phí đầu vào cho doanh nghiệp theo chỉ đạo Chính phủ. Đồng thời, thúc đẩy lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công đã đề ra và cơ cấu lại ngân sách nhà nước cho các lĩnh vực này nhằm mục đích dành nguồn thực hiện cải cách tiền lương và chi NSNN.
Xem thêm |