|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Giải ngân đầu tư chậm sẽ bị điều chuyển vốn sang dự án khác

20:13 | 02/04/2019
Chia sẻ
Bộ Tài chính kiến nghị cần sớm đề xuất điều chuyển vốn từ các dự án không có khả năng giải ngân sang dự án cần vốn năm 2019.

Theo Bộ Tài chính, ước thanh toán vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (NSNN) 3 tháng đầu năm là hơn 46.721 tỷ đồng, đạt gần 13% so kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, cao hơn so với cùng kỳ năm 2018 (đạt 9,19%). Trong đó: vốn trong nước đạt hơn 46.628 tỷ đồng, đạt hơn 14% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (vốn trái phiếu Chính phủ đạt 7,33% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao; vốn Chương trình mục tiêu quốc gia đạt 3,55% kế hoạch giao); vốn ngoài nước đạt 0,32% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2018.

Bộ Tài chính cho biết, số liệu giải ngân 3 tháng đầu năm 2019 các bộ, ngành, địa phương cao hơn so với cùng kỳ năm 2018. Tuy nhiên, vốn nước ngoài giải ngân thấp hơn so với cùng kỳ. Có 4 bộ, ngành và 21 địa phương có số giải ngân đạt hơn 20%, trong đó có một số bộ, ngành và 4 địa phương có tỷ lệ giải ngân trên 30% gồm: Văn phòng Quốc hội; Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Trung ương Hội nông dân Việt Nam; Hải Phòng; Nam Định; Nghệ An; Kiên Giang...

Giải ngân đầu tư chậm sẽ bị điều chuyển vốn sang dự án khác - Ảnh 1.

3 tháng đầu năm 2019, vẫn có 27 bộ, ngành, địa phương chưa giải ngân được kế hoạch vốn (Ảnh minh họa: KT)

Đối với nguồn vốn trong nước, theo Bộ Tài chính, nguyên nhân giải ngân chậm do đây là những tháng đầu năm, kế hoạch vốn đầu tư nguồn NSNN mới được Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao; các bộ, ngành Trung ương và địa phương mới cơ bản hoàn thành việc phân bổ chi tiết kế hoạch vốn cho các dự án, đồng thời nhập dự toán trên hệ thống Tabmis; các chủ đầu tư đang hoàn thiện thủ tục chuẩn bị đầu tư hoặc lập phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, thực hiện các thủ tục đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, hoàn thiện hồ sơ tạm ứng, thanh toán theo quy định.Tuy nhiên, có 27 bộ, ngành và 1 địa phương gần như chưa giải ngân được kế hoạch vốn (tỷ lệ giải ngân đạt dưới 1%), như: Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam…

Đối với nguồn vốn nước ngoài, do kế hoạch năm 2019 mới được giao, sau đó các bộ, ngành, địa phương mới triển khai phân bổ chi tiết cho từng dự án nên kế hoạch vốn năm 2019 chỉ thực sự được giải ngân từ tháng 3/2019. Đa số các dự án vẫn tiếp tục giải ngân theo kế hoạch vốn 2018, đang hoàn thiện hồ sơ để được kiểm soát chi, rút vốn theo kế hoạch 2019...

Để đảm bảo tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2019, Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng Chính phủ một số vấn đề. Trong đó, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ để hoàn thành việc giao kế hoạch vốn trong tháng 3/2019 đối với số vốn còn lại chưa đủ điều kiện giao kế hoạch vốn năm 2019 là hơn 52.000 tỷ đồng. Đối với số vốn còn lại, đề nghị thu hồi về NSNN.

Đối với nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia, Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương khẩn trương phân bổ hết kế hoạch vốn năm 2019 đã được giao; trong đó phân bổ vốn đối với các Chương trình mục tiêu quốc gia đảm bảo thanh toán tối thiểu 50% tổng số nợ xây dựng cơ bản còn lại giai đoạn 2016 - 2020, thu hồi vốn ứng trước và bố trí kế hoạch vốn để thực hiện Đề án do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo đúng quy định.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng Chính phủ thu hồi về NSNN số vốn 15,23 tỷ đồng thuộc kế hoạch năm 2019 của Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị do bố trí thừa, không có nhu cầu sử dụng.

Bộ Tài chính cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương nắm bắt sát tình hình giải ngân các dự án thuộc phạm vi quản lý, rà soát khả năng giải ngân của từng dự án, sớm đề xuất việc điều chuyển vốn từ các dự án không có khả năng giải ngân hết kế hoạch sang các dự án có nhu cầu bổ sung kế hoạch vốn năm 2019, đẩy nhanh tiến độ thực hiện hoặc các dự án đã có khối lượng hoàn thành./.

Giải ngân vốn đầu tư công chậm: Ảnh hưởng bất lợi đến tăng trưởng GDP VOV.VN - Vốn đầu tư công chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng chi đầu tư của xã hội. Do đó, chậm giải ngân vốn đầu tư công sẽ làm ảnh hưởng bất lợi đến GDP.

Giải ngân vốn đầu tư công chậm gây lãng phí 3 lần VOV.VN - Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chậm chạp, không chỉ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, mà còn gia tăng áp lực trả nợ.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Cẩm Tú

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.