|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá vàng tuần tới: Biến động phụ thuộc vào khả năng giảm lãi suất của Fed

22:33 | 05/05/2019
Chia sẻ
Trừ khi lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ, cũng như USD suy yếu, đà tăng của giá vàng có thể bị  giới hạn. Vẫn có chỗ cho sự phục hồi, nhưng với việc Fed giữ lãi suất ổn định và một số ngân hàng trung ương khác sẵn sàng giảm lãi suất, nhu cầu đối với vàng có thể đi xuống.

Giá vàng kết thúc tuần qua ở mức thấp, nhưng đã phần nào bù đắp cho thiệt hại trong tuần nhờ sự thể hiện mạnh mẽ hôm 3/5. Theo FxEmpire, trong ngắn hạn, các yêu tố ảnh hưởng tới giá vàng chủ yếu là lợi suất trái phiêu chính phủ Mỹ và đồng USD. Nhu cầu đối với cổ phiếu không tác động nhiều tới giá vàng

Còn xét về dài hạn, giới đầu tư sẽ bị điều khiển bởi việc liệu Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có giảm lãi suất vào cuối năm nay hay không. 

Giá vàng giao tháng 6 trên sàn Comex chốt phiên cuối tuần qua ở mứ 1.281,3 USD/ounce, giảm 0,58%. Đầu tuần, giá vàng thế giới chạm đáy gần 5 tháng ở 1.267,3 USD.

Fed khiến giá giảm sâu

Giá vàng giảm sau quyết định về chính sách lãi suất và tiền tệ của Fed hôm 1/5. Các nhà hoạch định chính sách của ngân hàng trung ương Mỹ đã bỏ phiếu giữ lãi suất và chính sách tiền tệ không thay đổi. 

Ngoài ra, các thành viên của Fed đã dập tắt bất kì hi vọng nào vào một đợt giảm lãi suất trong ngắn hạn, theo đó kéo lợi suất trái phiếu Mỹ và USD tăng cao. Điều này làm giảm nhu nhu cầu đối với vàng, được định giá bằng đồng bạc xanh.

Điều khiến thị trường bất ngờ là Fed cho biết không có lí do thuyết phục nào để xem xét việc giảm lãi suất trong thời gian tới, dẫn chứng bằng số việc làm tăng và tăng trưởng kinh tế.

Phát biểu sau cuộc họp của Chủ tịch Fed Jerome Powell hôm 1/5 cho thấy nhận định dữ liệu lạm phát ảm đạm chỉ là nhân tố tạm thời. Theo đó, giới giao dịch giảm đặt cược vào khả năng Fed giảm lãi suất trong năm nay và kích thích lạm phát, điều sẽ nhu cầu với vàng giảm.

Sau tuyên bố của Fed, tỉ lệ đặt cược vào một đợt giảm lãi suất trong 2019 đã giảm từ 75% xuống 50%.

Giá vàng tuần tới: Biến động phụ thuộc vào khả năng giảm lãi suất của Fed - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Giới đầu tư vàng điều chỉnh lại vị thế sau dữ liệu kinh tế trái chiều từ Mỹ

Sau khi bán tháo vị thế vào thứ Tư (1/5) và thứ Năm (2/5), những người mua vàng quay trở lại thị trường hôm 3/5 theo sau báo cáo dữ liệu kinh tế yếu hơn dự báo của Mỹ.

Cả hoạt động mua đầu cơ và mua lại đã giúp kéo giá vàng vào cuối tuần sau khi đồng USD giảm so với các đồng tiền chủ chốt, vì giới giao dịch tập trung vào một số khía cạnh yếu của báo cáo bảng lương Mỹ trong tháng 4 và kết quả của PMI phi sản xuất thấp hơn dự đoán.

Đối với báo cáo bản lương, số liệc làm thấp hơn kì vọng và tỉ lệ thất nghiệp giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 49 năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tiền lương hàng tháng ở mức trung bình 0,2% và tỉ lệ tham gia lao động giảm đã khiến một số nhà đầu tư bán USD, thúc đẩy nhu cầu đối với vàng.

Vào cuối phiên, giá vàng tiếp nhận hỗ trợ từ hoạt động dịch vụ của Mỹ và Viện Quản lí Cung ứng Mỹ bất ngờ giảm xuống mức thấp nhất trong 20 tháng vào tháng trước.

Dự báo tuần tới

Những sự kiện chính trong tuần tới có tác động trực tiếp tới lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ, đồng USD, và cuối cùng giá vàng cuối cùng sẽ là bài phát biểu của ông Powell hôm 2/5, cũng như báo cáo lạm phát sản xuất. Vào thứ Sáu (10/5), giới đầu tư sẽ có cơ hội để phản ứng với dữ liệu mới nhất về lạm phát tiêu dùng.

Trừ khi lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ, cũng như USD suy yếu, đà tăng của giá vàng có thể bị giới hạn. Vẫn có chỗ cho sự phục hồi, nhưng với việc Fed giữ lãi suất ổn định và một số ngân hàng trung ương khác như Ngân hàng trung ương New Zealand, Ngân hàng trung ương Australia sẵn sàng giảm lãi suất, nhu cầu đối với vàng có thể đi xuống.

Bên cạnh đó, sức mạnh bền bỉ của thị trường chứng khoán, nhu cầu đối với tài sản rủi ro càng cao hơn. 


Tố Tố

Thủ tướng giao nhiệm vụ vận động Mỹ sớm công nhận kinh tế thị trường của Việt Nam cho ngành ngoại giao
Thủ tướng giao nhiệm vụ cho các Đại sứ, Trưởng cơ quan Việt Nam tại nước ngoài vận động Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi nhóm hạn chế xuất khẩu về công nghệ và sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường