|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 3/6: Thị trường lặng sóng, cao su TOCOM tăng không quá 1%

06:00 | 03/06/2023
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay (3/6) đi ngang trên diện rộng tại thị trường nội địa. Hiện tại, giá thu mua theo khảo sát đang dao động trong khoảng 72.500 - 75.500 đồng/kg. Đối với cao su, giá kỳ hạn trên sàn giao dịch TOCOM tăng hơn 0,5% trong phiên sáng nay.

Cập nhật giá tiêu

Giá tiêu trong nước

Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 4/6

Theo khảo sát, giá tiêu tại thị trường trong nước hiện dao động trong khoảng 72.500 - 75.500 đồng/kg.

Trong đó, mức giá thu mua được ghi nhận tại Gia Lai và Đồng Nai lần lượt là 72.500 đồng/kg và 73.000 đồng/kg.

Tiếp theo đó là Đắk Lắk và Đắk Nông với mức giá chung 74.000 đồng/kg.

Tương tự, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu cũng ổn định tại mức tương ứng là 75.000 đồng/kg và 75.500 đồng/kg.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: đồng/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: đồng/kg)

Đắk Lắk

74.000

-

Gia Lai

72.500

-

Đắk Nông

74.000

-

Bà Rịa - Vũng Tàu

75.500

-

Bình Phước

75.000

-

Đồng Nai

73.000

-

Giá tiêu thế giới

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 2/6 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới so với ngày 1/6 như sau:

- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 3.581 USD/tấn, không đổi

- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.950 USD/tấn, không đổi

- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 4.900 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 1/6

Ngày 2/6

% thay đổi

Tiêu đen Lampung (Indonesia)

3.581

3.581

0

Tiêu đen Brazil ASTA 570

2.950

2.950

0

Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA

4.900

4.900

0

- Tiêu trắng Muntok: ở mức 6.091 USD/tấn, không đổi

- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 1/6

Ngày 2/6

% thay đổi

Tiêu trắng Muntok

6.091

6.091

0

Tiêu trắng Malaysia ASTA

7.300

7.300

0

Ghi nhận từ báo cáo của Hiệp hội Hồ tiêu và Cây Gia vị Việt Nam (VPSA), sản lượng tiêu niên vụ 2022 - 2023 được dự báo sẽ tăng 10% lên khoảng 200.000 tấn nhờ các yếu tố thời tiết thuận lợi.

Tuy nhiên, Hiệp hội nhận định rằng trong ba năm tới nguồn cung sẽ có thể thiếu hụt, nếu tình hình nông dân chặt tiêu để chuyển sang trồng cây ăn quả tiếp tục kéo dài.

Đồng thời, Hiệp hội cho biết nếu trường hợp cây già cỗi quá (15 năm tuổi trở lên) thì mới cần có phương pháp tái canh trồng lại thay thế.

Trường hợp người trồng tiêu vẫn muốn trồng cây sầu riêng, chanh leo thì có thể áp dụng chiến lược “chia trứng vào nhiều giỏ”. Tức là trồng xen canh, mỗi loại một chút, không nên chặt bỏ hoàn toàn tiêu để trồng cây ăn quả, bởi vì trong công cuộc tái thiết vươn cần tính đến dài hạn.

Ngoài ra, việc chặt bỏ cây tiêu ồ ạt còn tiềm ẩn rủi ro Việt Nam để mất thị phần vào tay đối thủ, đặc biệt là Brazil.

Nhìn chung, Brazil có nhiều điều kiện thuận lợi để mở rộng diện tích như thời tiết, đất đai rộng lớn, tập trung, không bị phân bố rải rác như Việt Nam, chi phí đất nông nghiệp cũng rẻ. Do đó, việc mở rộng sản lượng của Brazil rất dễ dàng, nhanh chóng và rẻ hơn rất nhiều so với Việt Nam.

Hiện, Brazil là quốc gia xuất khẩu hồ tiêu lớn thứ hai thế giới, sau Việt Nam với thị phần 21%. Một vấn đề mà nước này chưa thể giải quyết đó là dư lượng chất Ethylene Oxide (ETO).

Trong khi đó, Việt Nam có năng lực xử lý ETO, vì vậy Brazil đang phải xuất khẩu tiêu sang các nhà máy Việt Nam để khử chất này.

Ảnh: Bình An

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 6/2023 đạt mức 205,2 yen/kg, tăng 0,68% (tương đương 1,4 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h15 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 6/2023 được điều chỉnh lên mức 11.820 nhân dân tệ/tấn, tăng 0,98% (tương đương 115 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

Theo báo cáo mới nhất của Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong 4 tháng đầu năm 2023, Hàn Quốc chủ yếu nhập khẩu cao su tự nhiên và cao su tổng hợp, trong đó nhập khẩu cao su tự nhiên chiếm 65,8% tổng lượng cao su nhập khẩu của quốc gia này.

Khảo sát trong thời gian này cho thấy, lượng và trị giá nhập khẩu cao su tự nhiên giảm, trong khi nhập khẩu cao su tổng hợp tăng so với cùng kỳ năm 2022.

Cụ thể, Hàn Quốc đã nhập khẩu 108,15 nghìn tấn cao su tự nhiên (HS 4001), trị giá 160,15 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái giảm 8,2% về lượng và giảm 26,7% về trị giá.

Theo ghi nhận, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Campuchia và Philippines là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su tự nhiên cho Hàn Quốc. Ngoại trừ Việt Nam và Thái Lan, lượng cao su tự nhiên nhập khẩu của Hàn Quốc từ các thị trường này đều tăng khá so với cùng kỳ năm 2022.

Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ 3 cho Hàn Quốc, với 9,63 nghìn tấn, trị giá 15,2 triệu USD, giảm 32,5% về lượng và giảm 44% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngoài ra, thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Hàn Quốc được ghi nhận chiếm 8,91%, giảm so với mức 12,12% của 4 tháng đầu năm 2022.

Bình An

Data Talk tháng 9: 'Có những lần suy thoái khiến thị trường chứng khoán giảm 80 - 90%'
Theo ông Bùi Văn Huy, Giám đốc Công ty Chứng khoán DSC, chi nhánh TP HCM, có những lần suy thoái khiến thị trường giảm 80 - 90%, ngay cả cuộc suy thoái kỹ thuật cũng khiến thị trường rơi 20 - 30%. Thị trường chứng khoán Việt Nam khó tránh khỏi ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế Mỹ.