|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 3/5: Đi ngang trong khoảng 76.000 - 79.000 đồng/kg; giá cao su tăng

07:26 | 03/05/2022
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay (3/5) tiếp tục không đổi, ổn định trong khoảng 76.000 - 79.000 đồng/kg tại các tỉnh trọng điểm trong nước. Đối với cao su, giá kỳ hạn trong phiên sáng nay đồng loạt đi lên trên Sàn Tokyo và Thượng Hải.

Cập nhật giá tiêu

Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 4/5  

Theo khảo sát, giá tiêu hôm nay duy trì đi ngang trong khoảng 76.000 - 79.000 đồng/kg.

Với mức thu mua 76.000 đồng/kg, Gia Lai hiện đang là địa phương có mức giá thấp nhất ở thời điểm hiện tại.

Tiếp đó là tỉnh Đồng Nai với mức 76.500 đồng/kg và hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông với chung mức 77.000 đồng/kg.

Tương tự, giá tiêu hôm nay tại hai tỉnh Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu cũng lần lượt ổn định tại mức 78.000 đồng/kg và 79.000 đồng/kg.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

77.000

-

Gia Lai

76.000

-

Đắk Nông

77.000

-

Bà Rịa - Vũng Tàu

79.000

-

Bình Phước

78.000

-

Đồng Nai

76.500

-

Quý I là giai đoạn khó khăn của ngành hồ tiêu do chịu tác động bởi căng thẳng chính trị giữa Nga và Ukraine, cũng như chính sách “Zero COVID” của Trung Quốc.

Thị trường dự kiến sẽ sôi động hơn trong thời gian tới nhưng giá khó tăng nếu tình hình xuất khẩu sang Trung Quốc không có sự cải thiện đáng kể nào.

Ông Tevfik Donmez, một doanh nhân đến từ Thổ Nhĩ Kỳ đã có 20 năm nhập khẩu các sản phẩm từ Việt Nam, cho biết, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm gia vị của Việt Nam ở Thổ Nhĩ Kỳ đang tăng lên trong những năm qua, nhất là đối với mặt hàng hồ tiêu.

Người tiêu dùng Thổ Nhĩ Kỳ đánh giá tiêu đen Việt Nam tốt hơn sản phẩm cùng loại của Ấn Độ, Indonesia về độ cay, hương vị,… Vì vậy, các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ đang mua nhiều hơn hồ tiêu từ Việt Nam.

Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), trong năm 2021, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhập khẩu 8.732 tấn hồ tiêu, tăng mạnh 34% so với năm 2020.

Trong những năm qua, Việt Nam luôn duy trì vị thế là nhà cung cấp hồ tiêu lớn nhất cho nước này, chiếm khoảng gần 60% tỷ trọng với khối lượng 5.125 tấn trong năm 2021.

Theo Cục Xúc tiến thương mại, Thổ Nhĩ Kỳ là thị trường có quy mô kinh tế lớn, hoạt động ngoại thương sôi động và nhu cầu tiêu dùng cao với số dân tới gần 84 triệu người. Nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đứng thứ 6 Châu Âu, thứ 16 thế giới và thuộc nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Ảnh: Seldon.news

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 5/2022 ghi nhận mức 248,8 yen/kg, tăng 0,72% (tương đương 1,8 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h20 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 5/2022 được điều chỉnh lên mức 12.660 nhân dân tệ/tấn, tăng 1,81% (tương đương 225 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

Trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu về các sản phẩm làm từ cao su dự kiến ​​sẽ tăng, cùng với việc cải thiện chất lượng cuộc sống và thu nhập bình quân đầu người ở các nước Nam Mỹ và châu Phi, ngành cao su Sri Lanka dự kiến ​​tổng doanh thu hàng năm sẽ đạt gần 4 tỷ USD vào năm 2026.

Trong báo cáo mới nhất của mình, Hiệp hội Các nước Sản xuất Cao su tự nhiên (ANRPC) đã dự báo rằng, thị trường cao su tự nhiên toàn cầu sẽ có mức tăng trưởng cận biên cả về sản xuất và tiêu thụ trong năm nay. Tiêu thụ toàn cầu của mặt hàng này dự kiến ​​tăng 1,2% lên 14,232 triệu tấn.

Bất chấp những dự báo khả quan kể trên, ANRPC cho rằng, tăng trưởng của ngành cao su sẽ bị cản trở do một số thách thức mà thị trường phải đối mặt.

Về phía nguồn cung, thị trường bị “ảnh hưởng nặng nề” bởi khí hậu bất lợi cũng như tình trạng thiếu lao động ở một số nước sản xuất, nơi đại dịch COVID-19 đang ngày càng lan rộng.

ANRPC lưu ý rằng, khu vực này đang bước vào mùa khai thác thấp điểm, do đó có thể làm trầm trọng thêm tình trạng khan hiếm nguồn cung nguyên liệu trong những tháng tới.

Trong khi đó, về phía tiêu dùng, nhu cầu được thúc đẩy bởi lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và tăng trưởng ô tô tích cực ở một số nền kinh tế lớn, Daily Mirror đưa tin.

Thảo Vy

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.