|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 24/4: Biến động trái chiều trong tuần qua

07:03 | 24/04/2022
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay (24/4) dao động trong khoảng 76.500 - 79.000 đồng/kg. Trong 6 ngày qua, thị trường hồ tiêu liên tục tăng giảm trái chiều. Trong đó, phần lớn địa phương ghi nhận mức điều chỉnh 500 đồng/kg so với đầu tuần.

Cập nhật giá tiêu trong nước

Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 25/4  

Giá tiêu tuần này bất ngờ tăng 500 - 1.000 đồng/kg vào ngày đầu tuần so với cuối tuần trước. Ở thời điểm đầu tuần, giá thu mua dao động trong khoảng 76.000 - 79.500 đồng/kg.

Sau một tuần chứng kiến biến động, các tỉnh trọng điểm trong nước đang ghi nhận mức giá thấp nhất là 76.500 đồng/kg và cao nhất là 79.000 đồng/kg.

Qua so sánh, có thể thấy, giá tiêu tại tỉnh Gia Lai tăng 500 đồng/kg so với đầu tuần, trong khi giá tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu cùng giảm 500 đồng/kg.

Cũng so với ghi nhận vào đầu tuần, mức giao dịch tại hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông vẫn ổn định, cùng là 77.500 đồng/kg.

Biến động giá tiêu trong tuần qua. Đơn vị: đồng/kg. Tổng hợp: Thảo Vy

Cập nhật thông tin hồ tiêu thế giới

Thị trường hồ tiêu thế giới khá trầm lắng trong quý I, sản xuất toàn cầu có xu hướng giảm nhưng lượng dự trữ đủ để đáp ứng nhu cầu tại các nước. Xuất khẩu hồ tiêu toàn cầu ghi nhận sự sụt giảm ở hầu hết nhà cung cấp lớn như Việt Nam, Brazil, Indonesia và Ấn Độ.

Theo báo cáo của Olamspices, vụ thu hoạch hồ tiêu của Việt Nam có thể kết thúc muộn hơn bình thường mọi năm. Trong khi thu hoạch của Campuchia sẽ bắt đầu từ cuối tháng 3, Brazil và Indonesia sẽ bắt đầu vào tháng 5 và tháng 7.

Còn theo báo cáo của Nedspice, Việt Nam, Campuchia, Ấn Độ và Nam Brazil đang trong vụ thu hoạch hồ tiêu. Tuy nhiên, thị trường hồ tiêu thế giới không có biến động lớn trong những tháng gần đây. Sản xuất toàn cầu có xu hướng giảm nhưng lượng dự trữ đủ để đáp ứng nhu cầu tại các nước.

Mặt khác, các nhà xuất khẩu tại Việt Nam đã chuẩn bị tốt để đối phó với một sự thắt chặt nguồn cung. Không giống như năm ngoái, những người đầu cơ ngắn hạn dường như không hoạt động nhiều trên thị trường, giảm nguy cơ hoảng loạn bao trùm.

Nhu cầu từ Trung Quốc vẫn yếu, do nguồn cung đã đủ cho tiêu dùng nội địa. Trong khi đó, quốc gia này cũng đang đối phó với làn sóng COVID-19 mới, dẫn đến việc thắt chặt kiểm soát tại biên giới và một số thành phố hiện đang bị phong tỏa. 

Thảo Vy

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.