Giá tiêu hôm nay 23/4: Dao động trong khoảng 65.000 - 70.500 đồng/kg
Cập nhật giá tiêu
Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 24/4
Theo trang tintaynguyen.com, giá tiêu hôm nay đồng loạt đi xuống ở các địa phương trọng điểm.
Cụ thể, tỉnh Đồng Nai giảm 2.000 đồng/kg so với hôm qua, hiện ghi nhận mức thấp nhất theo khảo sát là 65.000 đồng/kg.
Tương tự, các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu cùng giảm 500 đồng/kg.
Trong đó, Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu lần lượt thu mua với giá 69.500 đồng/kg và 70.500 đồng/kg. Hai tỉnh còn lại giao dịch tại mức 68.500 đồng/kg.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) | Giá thu mua Đơn vị: VNĐ/kg |
ĐẮK LẮK |
|
— Ea H'leo | 68.500 |
GIA LAI |
|
— Chư Sê | 67.000 |
ĐẮK NÔNG |
|
— Gia Nghĩa | 68.500 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
|
— Giá trung bình | 70.500 |
BÌNH PHƯỚC |
|
— Giá trung bình | 69.500 |
ĐỒNG NAI |
|
— Giá trung bình | 65.000 |
Ông Kishore Shamji, thuộc Công ty Kishor Spices có trụ sở tại Kochi (Ấn Độ), cho biết, những hạn chế do đại dịch bên cạnh nguồn cung dồi dào từ Sri Lanka đã khiến giá tiêu có xu hướng đi xuống.
Theo ghi nhận trong tháng 3, giá tiêu nhập khẩu ở thị trường Ấn Độ đã giảm xuống 385 rupee/kg với tổng sản lượng nhập khẩu đạt 1.285 tấn, The Hindu Business Line đưa tin.
Khi giá tiêu chạm mức 392 rupee/kg và các giống đặc biệt vượt ngưỡng 400 rupee/kg vào ngày 16/4, đa số người trồng tiêu tại Ấn Độ đều tăng cường dự trữ với hy vọng giá sẽ tăng thêm nữa.
Tuy nhiên, thị trường hiện đang chứng kiến một làn sóng bán tháo trên khắp cả nước khiến nguồn cung tăng mạnh, tác động đến giá tiêu ở quốc gia này.
Cập nhật giá cao su
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 4/2021 ghi nhận mức 223,1 yen/kg, giảm 0,14% (tương đương 0,3 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h15 (giờ Việt Nam).
Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 4/2021 điều chỉnh lên mức 13.830 nhân dân tệ/tấn, tăng 1,10% (tương đương 150 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.
Thái Lan, nhà sản xuất và xuất khẩu cao su lớn nhất thế giới, đã phải vật lộn với giá thấp liên tục trong vài năm trước đại dịch, buộc nông dân phải khai thác nhiều cây hơn để bù đắp cho vào nguồn thu nhập ngày càng eo hẹp.
Cũng chính điều này đã khiến họ không có nhiều động lực để trồng thêm cây mới, khiến nguồn cung cao su ngày càng thắt chặt trong bối cảnh nhu cầu đối với găng tay cao su đang trên đà tăng mạnh.
Đồng thời, sản lượng cao su cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan từ thiên nhiên, điển hình như hạn hán, lũ lụt và sâu bệnh hại trên lá ở các nước sản xuất hàng đầu thế giới, theo Longview News-Journal.