Giá tiêu hôm nay 10/6: Đồng loạt đi ngang; giá cao su biến động nhẹ
Cập nhật giá tiêu
Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 11/6
Theo khảo sát, giá tiêu chững lại, ổn định trong khoảng 71.500 - 75.000 đồng/kg, tại các tỉnh trọng điểm trong nước.
Trong đó, Gia Lai và Đồng Nai đang là hai địa phương ghi nhận mức giá thấp nhất với 71.500 đồng/kg.
Nhỉnh hơn là hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông với chung mức 72.500 đồng/kg, kế đó là tỉnh Bình Phước với giá thu mua 73.500 đồng/kg.
Tương tự, giá tiêu hôm nay tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng được duy trì tại mức cũ là 75.000 đồng/kg. Đây cũng là mức cao nhất ở thời điểm hiện tại.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) |
Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Đắk Lắk |
72.500 |
- |
Gia Lai |
71.500 |
- |
Đắk Nông |
72.500 |
- |
Bà Rịa - Vũng Tàu |
75.000 |
- |
Bình Phước |
73.500 |
- |
Đồng Nai |
71.500 |
- |
Xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam giảm trong những tháng đầu năm nay chủ yếu là do sự ngưng trệ trong xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, do quốc gia này thắt chặt các cửa khẩu biên giới ở phía Bắc vì dịch bệnh COVID-19.
Việc Trung Quốc tiếp tục kiên trì với chính sách “Zero COVID” đang ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng hồ tiêu tại nước này. Bên cạnh đó, giá cước vận chuyển tiếp tục bị tác động bởi những bất ổn trong vận tải hàng hóa toàn cầu.
Tuy nhiên, triển vọng giá hồ tiêu trong trung và dài hạn vẫn tương đối tích cực bởi sản lượng toàn cầu được Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) dự báo tiếp tục giảm khoảng 3% trong năm nay, thậm chí có thể giảm hơn bởi báo cáo vụ mùa của Việt Nam, Campuchia hay Sri Lanka đều giảm khoảng 10 - 20%.
Trong những năm gần đây, nguồn cung toàn cầu liên tục giảm trong khi nhu cầu ngày càng tăng. Mặc dù vậy, phía cầu cũng sẽ bị chi phối bởi các điều kiện kinh tế toàn cầu, bao gồm cả sự phục hồi sau tác động của đại dịch, các diễn biến địa chính trị và chính sách “Zero COVID” của Trung Quốc.
Cập nhật giá cao su
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 6/2022 ghi nhận mức 261 yen/kg, tăng 0,58% (tương đương 1,5 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h45 (giờ Việt Nam).
Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 6/2022 được duy trì tại mức 13.120 nhân dân tệ/tấn, không thay đổi so với giao dịch trước đó.
Theo số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong 4 tháng đầu năm 2022, kim ngạch nhập khẩu cao su (mã HS 4001, 4002, 4003, 4005) của Trung Quốc đạt 4,65 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2021.
Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Nhật Bản và Hàn Quốc là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su cho Trung Quốc. Trong thời gian này, Trung Quốc đẩy mạnh nhập khẩu cao su từ một số thị trường như: Thái Lan, Việt Nam, Nhật Bản, Lào, Myanmar, Bờ Biển Ngà,…
Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ hai cho Trung Quốc với 721,51 triệu USD, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2021. Thị phần cao su Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc trong 4 tháng đầu năm 2022 chiếm 15,5%, giảm so với mức 16,6% của 4 tháng đầu năm 2021.
Mỗi tháng, Trung Quốc tiêu thụ khoảng 500.000 tấn cao su tự nhiên, trong khi nguồn cung nội địa chỉ đáp ứng được khoảng 115.000 tấn. Do vậy, nhu cầu nhập khẩu cao su của Trung Quốc khá lớn.
Tuy nhiên, tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng do chính sách “Zero COVID” của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến tiêu thụ cao su của Trung Quốc trong năm 2022, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).