|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá sắn giảm do nhu cầu của Trung Quốc yếu

08:26 | 01/04/2021
Chia sẻ
Theo Cục Xuất nhập khẩu, trong 10 ngày giữa tháng 3, giá tinh bột sắn thành phẩm xuất khẩu có xu hướng giảm do nhu cầu mua từ Trung Quốc thấp.

Giá sắn nội vùng khu vực miền Trung, Tây Nguyên giảm do người dân đẩy mạnh thu hoạch sắn nên nguồn cung sắn về các nhà máy tăng và giá xuất khẩu có xu hướng giảm. 

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái, sản lượng sắn và các sản phẩm từ sắn xuất khẩu năm 2020 của tỉnh đạt khoảng 7.200 tấn, với trị giá gần 3 triệu USD. Sản phẩm tinh bột sắn xuất khẩu của các doanh nghiệp trong tỉnh chủ yếu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. 

Ngoài sản phẩm tinh bột sắn, còn có khoảng 200 cơ sở sản xuất sắn lát khô, sản lượng năm 2020 đạt khoảng 45.000 tấn. Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Yên Bái phấn đấu ổn định diện tích sắn ở mức 8.700 ha, sản lượng 171.000 tấn.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 2, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 218,77 nghìn tấn, trị giá 79,87 triệu USD, giảm 53,7% về lượng và giảm 54,3% về trị giá so với tháng 1/2021; so với tháng 2/2020 giảm 2,8% về lượng, nhưng tăng 13% về trị giá. 

Giá xuất khẩu bình quân sắn và các sản phẩm từ sắn ở mức 365,1 USD/tấn, giảm 1,1% so với tháng 1/2021, nhưng tăng 16,3% so với tháng 2/2020. 

Lũy kế 2 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 690,37 nghìn tấn, trị giá 253,98 triệu USD, tăng 57,7% về lượng và tăng 76,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

H.Mĩ

Liên tục tăng trưởng, FDI có trở thành 'trụ cột' cho nền kinh tế năm nay?
Trong tháng 4, lượng vốn FDI và số dự án đầu tư mới đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Xu hướng tích cực của dòng vốn FDI được kỳ vọng sẽ trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng, là 'trụ cột' quan trọng cho nền kinh tế trong bối cảnh đầu tư công chậm lại và đầu tư tư nhân vẫn ở mức rất thấp.