|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá phân bón tiếp tục duy trì ổn định vào ngày 14/5

09:04 | 14/05/2024
Chia sẻ
Theo khảo sát, giá phân bón hôm nay (14/5) đi ngang tại khu vực miền Trung và miền Bắc. Phân urê Phú Mỹ, Ninh Bình có chung mức giá dao động khoảng 520.000 - 570.000 đồng/bao.

Giá phân bón hôm nay tại khu vực miền Trung

Theo khảo sát, giá phân bón hôm nay (14/5) lặng sóng tại khu vực miền Trung.

Chi tiết như sau, phân NPK 20 - 20 - 15 Đầu Trâu, Song Gianh có giá bán lần lượt là 940.000 - 980.000 đồng/bao và 920.000 - 960.000 đồng/bao. 

Bên cạnh đó, phân NPK 16 - 16 - 8 Đầu Trâu, Phú Mỹ, Lào Cai đều có chung mức giá khoảng 720.000 - 750.000 đồng/bao. 

Đơn vị tính: đồng/bao

MIỀN TRUNG

Tên loại

Ngày 14/5

Ngày 11/5

Thay đổi

Phân URÊ

Phú Mỹ

530.000 - 570.000

530.000 - 570.000

-

Ninh Bình

520.000 - 560.000

520.000 - 560.000

-

Phân NPK 20 - 20 - 15

Đầu Trâu

940.000 - 980.000

940.000 - 980.000

-

Song Gianh

920.000 - 960.000

920.000 - 960.000

-

Phân KALI bột

Phú Mỹ

540.000 - 580.000

540.000 - 580.000

-

Hà Anh

540.000 - 590.000

540.000 - 590.000

-

Phân NPK 16 - 16 - 8

Đầu Trâu

720.000 - 750.000

720.000 - 750.000

-

Phú Mỹ

720.000 - 750.000

720.000 - 750.000

-

Lào Cai

720.000 - 740.000

720.000 - 740.000

-

Phân Lân

Lâm Thao

250.000 - 280.000

250.000 - 280.000

-

Lào Cai

250.000 - 270.000

250.000 - 270.000

-

Số liệu: 2nong.vn

Giá phân bón hôm nay tại khu vực Tây Nam Bộ

Cũng theo ghi nhận, thị trường phân bón tại khu vực Tây Nam Bộ trầm lặng. 

Cụ thể, phân kali miểng Cà Mau có giá niêm yết là 500.000 - 525.000 đồng/bao, không có điều chỉnh mới. 

Song song đó, phân DAP Hồng Hà có mức giá cao nhất, rơi vào khoảng 1.025.000 - 1.080.000 đồng/bao.

Đơn vị tính: đồng/bao

TÂY NAM BỘ

Tên loại

Ngày 14/5

Ngày 11/5

Thay đổi

Phân URÊ

Cà Mau

515.000 - 530.000

515.000 - 530.000

-

Phú Mỹ

480.000 - 530.000

480.000 - 530.000

-

Phân DAP

Hồng Hà

1.025.000 - 1.080.000

1.025.000 - 1.080.000

-

Đình Vũ

760.000 - 800.000

760.000 - 800.000

-

Phân KALI Miểng

Cà Mau

500.000 - 525.000

500.000 - 525.000

-

Phân NPK 16 - 16 - 8

Cà Mau

650.000 - 680.000

650.000 - 680.000

-

Phú Mỹ

650.000 - 680.000

650.000 - 680.000

-

Việt Nhật

630.000 - 650.000

630.000 - 650.000

-

Phân NPK 20 - 20 - 15

Ba con cò

850.000 - 970.000

850.000 - 970.000

-

Số liệu: 2nong.vn

 

Sản xuất phân bón giả là có tội với nông dân

Nỗi khổ của người nông dân ai cũng biết ngày nào cũng một nắng hai sương, bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Thậm chí do tính đặc thù của công việc, mà người nông dân phải “cày đồng” giữa nắng ban trưa đến tối mịt mới về tới nhà mong có được hạt lúa, hạt gạo, vừa có cái ăn cái mặc cho gia đình, vừa phục vụ cho xã hội.

Trong những năm gần đây, tình hình sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, công tác quản lý trong lĩnh vực phân bón của các ngành, các cấp, chính quyền địa phương chưa đồng bộ, thiếu nhân sự nên gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý, kiểm tra. Trong khi đó các đối tượng sản xuất, buôn bán phân bón dùng thủ đoạn chủ yếu là thành lập doanh nghiệp để ký hợp đồng với doanh nghiệp khác, cụ thể là ký với các doanh nghiệp đã có phân bón công bố lưu hành để được nhượng quyền sản xuất mặt hàng phân bón đó hoặc sử dụng tên thương mại để sản xuất. 

Tuy nhiên, sau khi có hợp đồng các đối tượng thường nhập nguyên liệu thô về tự pha trộn hoặc gửi bao bì thuê gia công sản xuất hoặc tự mua nguyên liệu về tự pha trộn với tỷ lệ nhỏ phân bón hợp pháp rồi ghi nhãn không đúng với nội dung trong quyết định công bố lưu hành gây nhầm lẫn cho khách hàng. Các hành vi đó rất khó khăn trong công tác xử lý bởi vì thiếu người lấy mẫu phân bón, đây là một trong những vấn đề mấu chốt trong xử lý tình trạng phân bón kém chất lượng. Phân bón giả hoặc phân bón kém chất lượng luôn được xem là vấn nạn trong sản xuất nông nghiệp.

Thực tế nhiều năm nay, trong hàng ngàn sản phẩm phân bón thì nông dân rất khó phân biệt được đâu là thật, đâu là giả và nếu lỡ sử dụng nhầm phân bón giả hoặc phân bón kém chất lượng thì không chỉ mất năng suất mà còn khiến đất đai bạc màu, dễ phát sinh dịch bệnh trên cây trồng. Thời gian qua đã có nhiều nông dân ở Bình Thuận điêu đứng, thậm chí mất trắng tiền đầu tư cho mùa vụ vì phân bón giả, phân bón kém chất lượng. Đa số phân bón kém chất lượng đang lưu thông trên thị trường là phân NPK, hữu cơ sinh học, hữu cơ vi sinh… vì các loại phân bón này có nhu cầu tiêu thụ lớn, dễ pha trộn nên dễ làm giả hoặc giảm chất lượng và bán với giá rẻ hơn. 

Đặc biệt, phân Kali bị làm giả nhiều nhất bởi chỉ cần nghiền trộn đất, đá với muối và bột màu để bán ra thị trường. Các đối tượng thu mua các sản phẩm hóa chất giá rẻ trên thị trường trộn lẫn cùng thuốc bảo vệ thực phẩm mua trôi nổi rồi sử dụng các bao bì của các thương hiệu nổi tiếng bán ra thị trường. Hiện thị trường phân bón tăng cao theo từng năm nhưng dù có bỏ một số tiền lớn cũng chưa chắc đã mua được phân bón đạt chuẩn thì rõ ràng nông dân luôn phải đối mặt với nguy cơ mất tiền, cây trồng không đạt năng suất. Phân bón giả, vi phạm nhãn mác, thuốc bảo vệ thực vật không có trong danh mục vẫn được buôn bán khắp nơi. Trước thực trạng đó, trong năm 2023 và những tháng đầu năm 2024, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh cũng đã thành lập nhiều đoàn thanh tra đột xuất các cơ sở buôn bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh và đã phát hiện, xử lý một số cơ sở vi phạm.

Nguyên nhân khiến cho việc sản xuất, kinh doanh phân bón giả hiện nay vẫn tồn tại đó là khâu quản lý nhà nước về lĩnh vực này thiếu chặt chẽ, bộc lộ nhiều bất cập. Bên cạnh đó các quy định pháp luật về xử lý hành chính và hình sự đối với hành vi sản xuất, kinh doanh phân bón giả chưa chặt chẽ nên khi có vụ việc xảy ra quá trình xử lý rất phức tạp. Bên cạnh đó công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng của địa phương trong hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực này chưa kịp thời. 

Quá trình thu hồi, xử lý phân bón giả rất phức tạp, thậm chí khi phát hiện được thì hàng hóa đã tiêu thụ hết. Trước thực trạng trên, rất cần sự quyết liệt vào cuộc của các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan chức năng có thẩm quyền mạnh tay hơn trong việc xử lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả. Bên cạnh đó cần làm tốt công tác tuyên truyền để người dân biết và phân biệt được giữa phân bón giả và phân bón đảm bảo chất lượng thông qua giá cả, nguồn cung cấp nên chọn mua phân bón, vật tư nông nghiệp của các doanh nghiệp lớn, uy tín, phối hợp kịp thời và cung cấp các thông tin, tài liệu có liên quan đến phân bón giả để có cơ sở xác minh, điều tra, xử lý khi phát hiện vi phạm, theo Báo Bình Thuận.

 Ảnh: Gia Ngọc

 

 

Gia Ngọc