|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá phân bón điều chỉnh giảm 10.000 đồng/bao tại khu vực miền Trung trong ngày 3/5

08:44 | 03/05/2024
Chia sẻ
Theo khảo sát, giá phân bón hôm nay (3/5) có dấu hiệu điều chỉnh giảm đối với phân urê và phân NPK 16 - 16 - 8 tại khu vực miền trung. Phân lân hiện có giá thấp nhất, rơi vào khoảng 250.000 - 280.000 đồng/bao tại khu vực miền.

Giá phân bón hôm nay tại khu vực miền Trung

Theo khảo sát, giá phân bón tại khu vực miền Trung hôm nay (3/5) được ghi nhận giảm.

Cụ thể, phân urê Phú Mỹ, Ninh Bình có giá bán lần lượt là 540.00 - 570.000 đồng/bao và 530.000 đồng/bao, sau khi cả hai cùng giảm 10.000 đồng/bao.

Tương tự, phân NPK 16 - 16 - 8 giảm 10.000 đồng/bao, hiện có giá niêm yết là 720.000 - 750.000 đồng/bao.  

Đơn vị tính: đồng/bao

MIỀN TRUNG

Tên loại

Ngày 3/5

Ngày 1/5

Thay đổi

Phân URÊ

Phú Mỹ

540.000 - 570.000

540.000 - 580.000

- 10.000

Ninh Bình

530.000 - 570.000

530.000 - 580.000

- 10.000

Phân NPK 20 - 20 - 15

Đầu Trâu

940.000 - 980.000

940.000 - 980.000

-

Song Gianh

920.000 - 960.000

920.000 - 960.000

-

Phân KALI bột

Phú Mỹ

540.000 - 580.000

540.000 - 580.000

-

Hà Anh

540.000 - 590.000

540.000 - 590.000

-

Phân NPK 16 - 16 - 8

Đầu Trâu

720.000 - 750.000

730.000 - 750.000

- 10.000

Phú Mỹ

720.000 - 750.000

720.000 - 750.000

-

Lào Cai

720.000 - 740.000

720.000 - 740.000

-

Phân Lân

Lâm Thao

250.000 - 280.000

250.000 - 280.000

-

Lào Cai

250.000 - 270.000

250.000 - 270.000

-

Số liệu: 2nong.vn

Giá phân bón hôm nay tại khu vực Tây Nam Bộ

Khảo sát tại khu vực miền Tây Nam Bộ cho thấy, giá bán của các loại phân bón  duy trì ổn định. 

Tương tự, giá phân kali miểng Cà Mau vẫn dao động từ 530.000 đồng/bao đến 550.000 đồng/bao.

Đối với phân NPK 16 - 16 - 8, giá bán của loại Việt Nhật đang niêm yết trong khoảng 630.000 - 650.000 đồng/bao và hai loại Cà Mau, Phú Mỹ có giá trong khoảng 650.000 - 680.000 đồng/bao.

Đơn vị tính: đồng/bao

TÂY NAM BỘ

Tên loại

Ngày 3/5

Ngày 1/5

Thay đổi

Phân URÊ

Cà Mau

515.000 - 530.000

515.000 - 530.000

-

Phú Mỹ

480.000 - 530.000

480.000 - 530.000

-

Phân DAP

Hồng Hà

1.065.000 - 1.110.000

1.065.000 - 1.110.000

-

Đình Vũ

760.000 - 800.000

760.000 - 800.000

-

Phân KALI Miểng

Cà Mau

530.000 - 550.000

530.000 - 550.000

-

Phân NPK 16 - 16 - 8

Cà Mau

650.000 - 680.000

650.000 - 680.000

-

Phú Mỹ

650.000 - 680.000

650.000 - 680.000

-

Việt Nhật

630.000 - 650.000

630.000 - 650.000

-

Phân NPK 20 - 20 - 15

Ba con cò

890.000 - 970.000

890.000 - 970.000

-

Số liệu: 2nong.vn

 

EU đang dần phụ thuộc vào phân bón của Nga như với khí đốt

Tờ Financial Times đã đưa ra nhận định của một nhà sản xuất hàng đầu cho rằng Liên minh châu Âu đang "mộng du" và trở nên phụ thuộc vào phân bón của Nga, giống như đã từng với khí đốt tự nhiên.

Ông Svein Tore Holsether, Giám đốc điều hành của nhà sản xuất hóa chất Na Uy Yara International, cho biết, phân bón nitơ, sử dụng rộng rãi để tăng trưởng thực vật, được sản xuất bằng khí đốt tự nhiên và EU đang ngày càng nhập khẩu nhiều chất dinh dưỡng cho cây trồng từ quốc gia bị trừng phạt.

Ông Holsether gọi "phân bón là loại khí mới". Ông, nói thêm, thật nghịch lý khi mục tiêu của châu Âu là giảm sự phụ thuộc vào Nga và giờ đây chúng ta giống như đang trong cơn 'mộng du' khi phó mặc nguồn dinh dưỡng quan trọng để trồng lương thực và năng lượng phân bón cho Nga.

Nga hiện là một trong những nước sản xuất và xuất khẩu phân bón chứa nitơ lớn nhất thế giới. Việc nhập khẩu urê, một chất dinh dưỡng cây trồng phổ biến dựa trên nitơ, đã tăng gấp đôi từ Nga trong 1 năm, tính đến tháng 6/2023 so với 12 tháng trước đó, trích dẫn dữ liệu từ Eurostat.

Mặc dù sản lượng nhập khẩu urê của EU từ đã giảm kể từ đầu năm nay nhưng vẫn chiếm khoảng 1/3 tổng lượng nhập khẩu vào khối. Theo Ủy ban châu Âu, EU nhập khẩu 24% tổng nguồn cung phân bón nitơ từ Nga, trong đó Ai Cập là nhà cung cấp lớn thứ hai với 22%. Chất dinh dưỡng cây trồng dựa trên nitơ được tạo ra bằng cách trộn hóa chất từ không khí với hydro từ khí tự nhiên ở nhiệt độ và áp suất cao.

Việc giá khí đốt tự nhiên tăng đột biến vào năm 2022 sau các lệnh trừng phạt của phương Tây chống lại Nga liên quan đến cuộc xung đột Ukraine cũng khiến giá phân bón tăng cao, ảnh hưởng đến khả năng tài chính của nông dân châu Âu.

Trong khi đó, Moscow chứng kiến doanh thu xuất khẩu tăng 70% vào năm 2022. Ông Holsether, cho biết, giá phân bón đã giảm kể từ đó cùng với giá khí đốt tự nhiên nhưng ngành phân bón của châu Âu vẫn đang gặp khó khăn do hàng nhập khẩu của Nga chiếm thị phần lớn hơn trên thị trường.

Các nước phương Tây đã không áp đặt bất kỳ lệnh trừng phạt nào đối với hoạt động xuất khẩu thực phẩm và phân bón của Nga kể từ khi nước này bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào tháng 2/2022. Tuy nhiên, Moscow phàn nàn rằng hoạt động xuất khẩu bị cản trở bởi các lệnh trừng phạt, khiến các thương nhân gặp khó khăn hơn trong việc xử lý thanh toán, vận chuyển và nhận tiền bảo hiểm, theo Báo VTV.

 Ảnh: Gia Ngọc

 

Gia Ngọc