|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Giá nào cho cổ phiếu Dược phẩm Trung Ương Vidipha ?

20:07 | 16/08/2017
Chia sẻ
Cổ phiếu của Dược phẩm Trung ương VIDIPHA (HOSE: VDP) tiếp tục tăng trần trong phiên hôm nay sau khi tăng kịch trần 20% trong phiên chào sàn hôm qua. Vậy điều gì đã tạo nên sức hấp dẫn của VDP?

Tổng lãi lũy kế, thặng dư vốn cổ phần gần bằng vốn điều lệ

VDP tiền thân là Công ty Phát triển Kỹ nghệ Dược Trung ương được thành lập từ năm 2003 với vốn điều lệ ban đầu chỉ gần 20 tỷ đồng. Cho đến nay, qua 8 lần tăng vốn VDP đã nâng vốn điều lệ lên mức 127,8 tỷ đồng.

Tính đến giữa tháng 4/2017, VDP có 3 cổ đông lớn là Tổng Công ty Dược Việt Nam nắm 14,3% vốn, CTCP Tư vấn Đầu tư và Phá triển An Việt nắm 11,6% vốn và cá nhân Kiều Hữu sở hữu 10% vốn.

Về hoạt động kinh doanh, ngành nghề chính của Công ty là kinh doanh, xuất nhập khẩu dược phẩm, dược liệu, bán buôn thuốc, kinh doanh, xuất nhập khẩu mỹ phẩm; sản xuất dược phẩm, dược liệu, trong đó chia làm 04 nhóm chính là: nhóm thuốc viên, nhóm thuốc nước, nhóm thuốc bột và nhóm thuốc mỡ. Một số sản phẩm chính của Công ty có thể kể tới như: thuốc giảm đau, kháng viên, kháng sinh Aspirin, Ampicilin… Hiện nay, VDP chiếm 5% thị trường thuốc sản xuất tại Việt Nam

Được biết, VDP nằm trong top 10 doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất tân dược của Việt Nam và hiện chiếm 5% thị trường thuốc sản xuất tại Việt Nam. Bên cạnh đó, VDP cũng là một trong những doanh nghiệp dược đầu tiên của Việt Nam đạt tiêu chuẩn GMP-ASEAN (Good Manufacturing Practices - ASEAN) và tiếp tục đạt được các tiêu chuẩn cao hơn như GMP-WHO, GLP-WHO, GSP-WHO vào tháng 10/2008.

Chỉ tiêu GMP là một phần của quy trình chất lượng, giúp đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất một cách đồng nhất và được kiểm soát theo đúng các tiêu chuẩn phù hợp với mục đích sử dụng của chúng cũng như theo đúng các quy định của giấy phép lưu hành.

Chỉ tiêu GMP là một phần của quy trình chất lượng, giúp đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất một cách đồng nhất và được kiểm soát theo đúng các tiêu chuẩn phù hợp với mục đích sử dụng của chúng cũng như theo đúng các quy định của giấy phép lưu hành.

VDP sở hữu các phân xưởng đạt tiêu chuẩn GMP-ASEAN, trong đó có phân xưởng thuốc viên không b-lactam (Non-Bêtalactam); phân xưởng thuốc viên b-lactam (Bêtalactam...). Bên cạnh đó, phòng Kiểm nghiệm cũng đạt tiêu chuẩn GLP-ASEAN, và kho thành phẩm đạt chuẩn GSP.

Qua trao đổi với phía công ty, trong thời gian sắp tới VDP dự kiến sẽ triển khai đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất Dược phẩm công nghệ cao đạt tiêu chuẩn GMP-EU tại tỉnh Bình Dương nhằm cung cấp ra thị trường các phẩm thuốc thuộc phân khúc cao cấp, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động và tập trung nghiên cứu phát triển mới các sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu.

Nhìn lại năm 2016, VDP đạt doanh thu thuần 392,5 tỷ đồng, tăng nhẹ so với năm trước, nhưng lãi ròng lại tăng trưởng 60% đạt hơn 58 tỷ đồng. EPS của Công ty đạt 4.567 đồng/cp.

Trong nửa đầu 2017, VDP đạt doanh thu thuần 188,2 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuê khoảng 30,2 tỷ đồng, hoàn thành 63,7% kế hoạch năm 2017. Mức EPS ước tính trong 6 tháng đầu năm 2017 khoảng 2.363 đồng/cp.

Tính đến cuối quý 2/2017, VDP có 482 tỷ đồng tổng tài sản, trong đó tài sản ngắn hạn chiếm 77% với hơn 369 tỷ đồng. VDP đang có gần 163 tỷ đồng tiền và tiền gửi không kỳ hạn tại Ngân hàng (gồm 42 tỷ đồng tiền tương đương tiền và gần 120,5 tỷ đồng tiền gửi Ngân hàng), chiếm 33% tổng tài sản.

Tài sản dài hạn của Công ty ở mức 113 tỷ đồng (chiếm 23% tài sản), tập trung tại tài sản cổ định hơn 98 tỷ đồng. Mặt khác, VDP chỉ có gần 53,8 tỷ đồng nợ vay tài chính, chiếm 11% tổng nguồn vốn.

Vốn chủ sở hữu của VDP ở mức 367 tỷ đồng, trong đó VĐL 127,8 tỷ đồng. Bên cạnh đó, VDP còn có 36,7 tỷ đồng lợi nhuận lũy kế chưa phân phối, đồng thời có gần 82 tỷ đồng thặng dư vốn và gần 108,2 tỷ đồng cho quỹ đầu tư phát triển.

Giá nào cho VDP?

Trong thời gian tới, Công ty sẽ tập trung giữ vững và mở rộng thị phần kinh doanh, phát triển mạnh các mặt hàng truyền thống và nghiên cứu nhanh các mặt hàng mới đưa ra thị trường. Bên cạnh đó, đầu tư đổi mới công nghệ, tiết giảm chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng cường công tác quảng cáo, nghiên cứu tiếp cận thị trường cũng như tìm kiếm các nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi. Qua đó phấn đấu mức chi trả cổ tức ổn định ở mức 20% hàng năm.

Sau khi chào sàn HOSE vào ngày 15/08, với mức giá 28.300 đồng/cp, cổ phiếu VDP đã ngay lập tức “kịch trần” tại mức giá 33.950 đồng/cp và tiếp tục giữ sắc tím trong phiên ngày 16/08. Kết thúc phiên hôm nay, cổ phiếu VDP vẫn dư mua mức giá trần 36.300 đồng 600 ngàn cp và 150 ngàn cổ phiếu giá ATC trong khi chỉ có 10.000 cổ phiếu khớp lệnh ở giá trần từ đầu phiên.

Với tình hình tài chính và hoạt động của Công ty, giá nào cho cổ phiếu VDP trong thời gian tới? Cần nhắc lại rằng từ cuối năm 2016, nhiều cổ phiếu dược trên sàn đã liên tục tăng giá và leo dốc suốt thời gian qua. Nguyên nhân tạo nên sự bứt phá của cổ phiếu ngành dược được cho là đến từ sự kỳ vọng của NĐT vào động thái nới room của doanh nghiệp dược và tiềm năng tăng trưởng mạnh của ngành y tế tại Việt Nam trong những năm tới.

Trên sàn chứng khoán, một loạt các cổ phiếu ngành dược đã liên tục leo dốc trong nửa đầu năm 2017, như DHG (tăng 73%), DMC (tăng 80%), DHT (tăng 191%), TRA (tăng 28%)…

Đáng chú ý trong năm 2016, phải kể tới thương vụ CTCP Aikya “gom về” 4,4 triệu cp của CTCP Dược phẩm TV.Pharm từ đợt đấu giá của SCIC với giá khởi điểm lên tới 50.000 đồng/cp. Được biết, Dược phẩm TV.Pharm là doanh nghiệp có vốn điều lệ 100,8 tỷ đồng; năm 2016 đơn vị này đạt lãi ròng hơn 32 tỷ đồng, tương đương với EPS ở mức 3.174 đồng/cp. TV.Pharm dự kiến chào sàn vào ngày mai 17/08/2017 với giá khởi điểm 35.000 đồng/cp trên sàn Upcom.

Với mức giá giao dịch 36.300 đồng/cp hiện tại, P/E trailing của VDP ước tính là 8,8 thấp hơn khá nhiều so với P/E của các công ty dược phẩm đã niêm yết (khoảng 19,36-23,6 đối với các doanh nghiệp đầu ngành như DHG, DMC, TRA, IMP và khoảng 11 – 17,07 đối với các doanh nghiệp có quy mô tương đương như OPC, DHT, PMC, DCL).

Liệu cổ phiếu VDP có vươn tới những mức đỉnh cao như những “đàn anh” đi trước?

gia nao cho co phieu duoc pham trung uong vidipha Thế Giới Di Động chuẩn bị 2.500 tỷ đồng để mua lại chuỗi điện máy và dược phẩm

Ông Nguyễn Đức Tài, chủ tịch HĐQT Thế Giới Di Động, cho biết đang chờ xin cổ đông duyệt khoản tiền 2.500 tỷ đồng để ...

gia nao cho co phieu duoc pham trung uong vidipha 4 công ty Dược hàng đầu: Chỉ có 2 công ty vượt kế hoạch lợi nhuận 6 tháng

6 tháng đầu năm, Dược Hậu Giang và Imexpharm chỉ hoàn thành lần lượt 43% và 46,6% kế hoạch lợi nhuận trước thuế cả năm. ...

gia nao cho co phieu duoc pham trung uong vidipha Chấn chỉnh tình trạng doanh nghiệp FIE thao túng thị trường dược phẩm

Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược chỉ rõ, khi Việt Nam tham gia vào WTO, do cơ sở pháp lý có những điểm chưa ...

Phan Tùng

Khối ngoại chưa dừng bán ròng tuần VN-Index hồi phục
Bất chấp xu hướng hồi phục của TTCK, NĐT nước ngoài đẩy mạnh bán ròng gần 5.200 tỷ đồng trên HOSE. Điểm sáng là trong phiên cuối tuần khối ngoại đảo chiều mua ròng nhẹ hơn 31 tỷ đồng. Đây là phiên mua ròng đầu tiên sau 21 ngày bán ròng liên tiếp.