|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá gas hôm nay 17/6: Giá gas tăng nhẹ 0,5% hi vọng phục hồi từ thị trường

10:23 | 17/06/2020
Chia sẻ
Giá gas hôm nay tăng nhẹ trở lại hơn 0.5% sau phiên giảm trước đó, trong bối cảnh hàng tồn kho đang tăng cao và nhu cầu thị trường dần được cải thiện.

Giá gas thế giới hôm nay tăng nhẹ

Giá gas hôm nay (17/6) tăng nhẹ 0,5% lên 1,62 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 7 vào lúc 10h15 (giờ Việt Nam).

Giá gas hôm nay 17/6: Giá gas tăng nhẹ 0,5% hi vọng phục hồi từ thị trường - Ảnh 1.

Giá gas tăng nhẹ 0,5% hi vọng phục hồi từ thị trường

Giá khí đốt tự nhiên giảm trong phiên giao dịch thứ Ba (16/6), mức giá xuống thấp kỉ lục đã rơi khỏi mức 1,60 USD/mmBTU.

Theo Reuters, Texas ngay từ mùa thu có thể thắt chặt một số quy tắc cho việc xuất nhập khẩu về khí đốt tự nhiên, người đứng đầu ủy ban điều tiết của bang hôm thứ Ba (16/6) cho biết

Tòa án Tối cao của Mỹ đứng về phía các nhà phát triển dự án đường ống khí đốt tự nhiên, giải quyết một số trở ngại cho việc hoàn thành Đường ống Bờ biển Đại Tây Dương bằng phán quyết trong tuần này rằng Cục Lâm nghiệp của Mỹ có thẩm quyền quyết định cho đường ống đi qua Đường mòn Appalachian ở Virginia.

Theo ACP, trong nhiều thập kỉ, hơn 50 đường ống khác đã đi qua Đường mòn một cách an toàn mà không làm phiền việc sử dụng công cộng.

Các nhà phát triển dự án cho biết, hiện tại chúng tôi đang giải quyết các giấy phép đang chờ xử lí khác để đảm bảo ACP sẽ tiếp tục thi công trong năm nay.

Đây được xem là một chiến thắng lớn cho dự án, nó mở đường cho ACP có thể được hoàn thành và mang lại việc làm cho các công nhân trong khu vực, kích thích nền kinh tế và thị trường khí đốt phát triển mạnh hơn.

Nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Trung Quốc đã tiếp tục tăng và trên mức 2019 từ đầu năm 2020 đến nay do giá giao ngay trong khu vực đã giảm mạnh, thuế nhập khẩu của Mỹ đã được miễn và nhu cầu công nghiệp phục hồi sau đại dịch COVID-19.

Tháng 4 đánh dấu lần đầu tiên sau hơn một năm, một lô hàng hóa khí đốt  LNG từ Hoa Kỳ đến Trung Quốc. Trong khi đó, công ty tư vấn EnergyQuest của Úc vào tuần trước lưu ý rằng nhập khẩu của Trung Quốc từ Úc là 2,8 triệu tấn trong tháng 4, mức cao nhất từ Úc được ghi nhận tại thời điểm hiện tại

Các nhà phân tích của Tudor, Pickering, Holt & Co. cho biết gần đây thương mại khí hóa lỏng (LNG) toàn cầu trong tháng 5 đã vượt 7% so với dự báo của họ. 

Giá giao ngay tại Bắc Á đã giảm nhanh chóng trong năm nay do sự phá hủy nhu cầu thị trường từ đại dịch COVID-19 gây ra và nguồn cung không ổn định cho khu vực. Trong khi đó sự tăng trưởng nhập khẩu LNG của Trung Quốc trong năm 2019 tiếp tục với tốc độ chậm hơn 14% so với năm 2018, quốc gia này vẫn là nhà nhập khẩu LNG lớn thứ hai thế giới, theo Tập đoàn nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng quốc tế.

Trung Quốc đã chiếm 61,7 triệu tấn vào năm 2019 và chiếm 17,4% sản lượng trên thị trường. Xuất khẩu của Mỹ sang nước này đã hoạt động trở lại vào thời điểm khi họ rơi xuống nơi khác trong bối cảnh tình trạng dư nguồn cung đang tăng cao.

Kể từ đầu tháng 6, tất cả các thị trường khí đốt lớn trên toàn thế giới đều ghi nhận sự sụt giảm mạnh về nhu cầu hoặc mức độ tăng trưởng, các nhà nghiên cứu cho biết. Các thị trường có quy mô lớn nhất tại châu Âu, Bắc Mỹ và châu Á được dự báo sẽ có nguy cơ sự sụt giảm lớn trong năm 2020, ước tính chiếm khoảng 75% tổng mức giảm trên toàn thế giới

Ngô Mẫn

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.