Các thương nhân nhập khẩu đánh giá nguồn hàng năm nay khá dồi dào do đó họ không vội ký đơn hàng để giao trong quý I năm nay. Điều này tạo sức ép lên giá gạo thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị định số 01/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo, theo Báo Chính phủ.
Thái Lan xuất khẩu 9 triệu tấn gạo ra nước ngoài trong 11 tháng đầu năm và dự kiến sẽ giao thêm khoảng 500.000 đến 800.000 tấn trong tháng 12.Nếu dự báo chính xác, đây sẽ là con số lớn nhất kể từ năm 2018, khi Thái Lan xuất khẩu 11,3 triệu tấn gạo.
Bộ trưởng Điều phối các vấn đề Lương thực Indonesia ông Zulkifli Hasan cho biết nước này đang cân nhắc nhập khẩu 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ vào năm 2025 nhằm đảm bảo nguồn cung trước khi bước vào vụ thu hoạch chính, theo Reuters.
Ghi nhận trong ngày hôm nay (9/10), giá lúa gạo nhìn chung không có nhiều biến động so với ngày hôm qua. Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo của Việt Nam đang cao hơn từ 40 – 46 USD/tấn so với các nước khác trong khu vực châu Á.
Giá gạo hôm nay ngày đầu tuần tăng nhẹ 100 – 200 đồng/kg tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tính đến đầu tháng 10, cả nước có tổng số 163 thương nhân tại 23 tỉnh, thành phố đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.
Tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), giá lúa gạo hôm nay ngày 3/10 không có nhiều biến động so với ngày hôm qua. Tuy nhiên, trên thị trường thế giới, giá xuất khẩu gạo của các nước đồng loạt điều chỉnh giảm.
Khảo sát tại chợ An Giang, giá lúa gạo hôm nay ngày 27/9 không có nhiều biến động so với ngày hôm qua. Tuy nhiên, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam và Thái Lan ghi nhận giảm nhẹ 1 – 4 USD/tấn. Trong phiên đấu thầu tháng 9 của Indonesia, doanh nghiệp Việt Nam đã trúng thầu gần 60.000 tấn với mức giá 548 USD/tấn.
Giá lúa gạo hôm nay ngày 26/9 giảm 100 – 200 đồng/kg. Trên thị trường xuất khẩu, Việt Nam và Myanmar được cho là đã đưa ra mức giá thấp nhất trong phiên đấu thầu mua 450.000 tấn gạo mới đây của Indonesia.
Giá lúa gạo hôm nay ngày 24/9 lặng sóng. Trên thế giới, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn duy trì ở mức cao so với mặt bằng chung của thị trường. Trong khi đó, nhu cầu của Trung Quốc giảm nên nhiều doanh nghiệp đã chuyển hướng sang các thị trường khác.
Bộ Công Thương vừa yêu cầu Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) xác minh thông tin việc doanh nghiệp xuất khẩu gạo “bỏ thầu giá thấp”, có báo cáo gửi về Cục Xuất nhập khẩu ngày 31/5.
Với lượng gạo dư thừa lớn và dự báo lượng mưa 'trên mức bình thường' có thể sẽ thúc đẩy gieo trồng lúa trong vụ kharif, chính phủ Ấn Độ có thể xem xét dỡ bỏ các hạn chế đối với xuất khẩu gạo áp đặt vào năm ngoái.
Bộ Công Thương đã gửi công hàm đề nghị phía Mỹ tạm hoãn quyết định áp thuế để dành thời gian trao đổi, tìm giải pháp hợp lý cho cả hai bên. Dự kiến Bộ trưởng Công Thương sẽ điện đàm với Mỹ liên quan đến vấn đề này trong thời gian tới.