Theo báo cáo mới nhất từ Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), giá cà phê toàn cầu đã đạt mức cao kỷ lục mới trong tháng 7 vừa qua, trong khi hoạt động thương mại được báo cáo là đã tăng hơn 10% kể từ đầu niên vụ đến nay.
Việt Nam tiếp tục là nguồn cung cà phê lớn thứ hai vào thị trường EU trong những tháng đầu năm với kim ngạch đạt hơn 1 tỷ EUR, tăng tới 42,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả này giúp cho thị phần của Việt Nam tại EU tăng từ 15,2% lên 20%.
Xuất khẩu cà phê trong các tháng của quý III được dự báo sẽ giảm dần do nguồn cung dần hết. Phải đến tháng 10, khi vụ thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025 bắt đầu, thì nguồn cung cà phê mới tăng trở lại.
Nếu không tính hàng tồn kho từ năm ngoái chuyển sang thì Việt Nam chỉ còn lại khoảng 210.000 tấn cà phê để xuất khẩu cho đến khi vụ thu hoạch mới diễn ra vào tháng 11 năm nay. Tại trong nước, giá cà phê đang tiến sát mức đỉnh lịch sử đạt được vào cuối tháng 4.
Theo báo cáo của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), giá cà phê thế giới đã phục hồi và trở lại mức đỉnh của 13 năm sau khi bất ngờ giảm mạnh vào tháng trước. Trong khi đó, xuất khẩu cà phê toàn cầu tăng 8 tháng liên tiếp kể từ đầu niên vụ đến nay.
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã giảm liên tiếp trong 4 tháng trở lại đây, dấu hiệu cho thấy tồn kho trong nước không còn nhiều. Tại thị trường nội địa, giá cà phê robusta đã phục hồi và tăng tới 25% kể từ đầu tháng 5 đến nay.
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.