|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Gần 1.000 dược sĩ FPT Long Châu tham gia huấn luyện chuyên sâu chăm sóc bệnh nhân hen suyễn từ GSK Việt Nam

09:00 | 18/05/2023
Chia sẻ
Thông qua chương trình đào tạo “Shine: Tỏa sáng vì bệnh nhân hô hấp” được FPT Long Châu và GSK Việt Nam triển khai, sẽ có gần 1.000 dược sĩ của chuỗi nhà thuốc được hỗ trợ đào tạo nâng cao kiến thức và kỹ năng tư vấn cho bệnh nhân hen suyễn.‏

‏Bệnh hen suyễn là bệnh lý đường hô hấp mạn tính thường gặp ở mọi lứa tuổi và ảnh hưởng đến 1-18% dân số tùy theo mỗi quốc gia. Căn bệnh này đã ảnh hưởng đến 358 triệu người trên toàn cầu và tại Việt Nam, tỷ lệ mắc hen suyễn trung bình khoảng 3,9% dân số (trẻ em từ 13 – 14 tuổi chiếm 14,8%) tương đương khoảng 4 triệu người mắc và lấy đi sinh mạng của 3.000 – 4.000 người mỗi năm.

Trước thực tế khi nhận thức của bệnh nhân về bệnh, cách chăm sóc và điều trị đúng cách còn gặp nhiều hạn chế thì vai trò tư vấn của các dược sĩ tại nhà thuốc càng cần được quan tâm và đầu tư nhiều hơn, giúp người dược sĩ phát huy trọn vẹn vai trò của mình, hỗ trợ người bệnh nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe trong việc điều trị.‏

‏Theo đó, sáng 17/05/2023, Nhà thuốc FPT Long Châu và GSK Việt Nam đã cùng phối hợp triển khai chuỗi hoạt động đào tạo chuyên sâu thuộc chương trình “Shine: Tỏa sáng vì bệnh nhân hô hấp”, với sự góp mặt của các đại diện Hội Hô Hấp Việt Nam cùng ban cố vấn cấp cao của hai đơn vị, hướng đến mục tiêu giúp đào tạo toàn diện về chuyên môn bệnh học lẫn kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp nhóm bệnh hen suyễn - COPD.

Chương trình với sự đồng hành của các chuyên gia y tế đầu ngành có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao năng lực cho gần 1.000 dược sĩ Long Châu tham gia thông qua bài giảng và lộ trình được tư vấn chuyên biệt. Sau khi kết thúc buổi đào tạo, đội ngũ dược sĩ thuộc chuỗi nhà thuốc sẽ được nhận chứng chỉ hoàn thành khóa học.‏

‏Nhà thuốc FPT Long Châu và GSK Việt Nam đã phối hợp triển khai chuỗi hoạt động đào tạo chuyên sâu cho gần 1.000 dược sĩ. (Ảnh: FPT Long Châu).‏

Đây là một trong những hoạt động trọng điểm của FPT Long Châu và đối tác chiến lược nhằm từng bước hiện thực hóa chiến lược đầu tư dài hạn vào chất lượng nhân sự, tạo điều kiện giúp các dược sĩ được đào tạo chuyên sâu: Là người dược sĩ mẫu mực đủ kiên trì để không ngừng học hỏi và phát triển bản thân, đảm bảo trang bị đủ kiến thức và kỹ năng tư vấn những liều thuốc chất lượng, đủ thấu hiểu và chia sẻ trước nỗi đau về bệnh lý của người bệnh.

Đồng thời, “nâng cấp bản thân” theo đúng tiêu chí “4T”: Có tâm - có tầm - có tài - có thu nhập tương xứng, thực sự tận tâm với nghề qua những đặc quyền đào tạo đã được FPT Long Châu và đối tác chiến lược triển khai. Qua đó, là động lực cho người dược sĩ được học hỏi và không ngừng phát triển bản thân, phát triển doanh nghiệp hướng tới sứ mệnh phục vụ vì sức khỏe người dân Việt Nam. ‏

Dược sĩ Long Châu được đào tạo toàn diện về kiến thức bệnh học và kỹ năng mềm để tư vấn tốt hơn, hỗ trợ tích cực cho người bệnh hen suyễn - COPD. (Ảnh: FPT Long Châu).‏

‏“Chúng tôi rất vui khi trong thời gian qua, FPT Long Châu cùng các đối tác chiến lược đã có thể từng bước hiện thực hóa chiến lược đầu tư dài hạn vào đào tạo chất lượng đội ngũ dược sĩ. Hơn ai hết, chúng tôi hiểu được vai trò của người dược sĩ có ý nghĩa rất quan trọng trên hành trình đồng hành cùng người bệnh vượt qua nỗi đau bệnh tật; qua đó với sự đồng hành cùng đối tác hàng đầu là GSK, chúng tôi tin tưởng các dược sĩ của mình có thể nhận được sự đào tạo toàn diện cả về kiến thức bệnh học lẫn kỹ năng mềm để tư vấn tốt hơn, hỗ trợ tích cực cho người bệnh hen suyễn - COPD trong việc điều trị cũng như tiếp tục thực hiện sứ mệnh chăm sóc sức khỏe cộng đồng bằng chất lượng và dịch vụ tốt nhất”, bà Huỳnh Thị Cao Thi - Giám đốc Trung tâm đào tạo FPT Long Châu chia sẻ.‏

Bích Thu

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.