|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Fitch Ratings: Lỡ hẹn Basel II, bộ đệm vốn của nhiều ngân hàng Việt vẫn yếu

15:59 | 31/12/2019
Chia sẻ
Việc nhiều ngân hàng đã chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của Basel II theo đúng như thời hạn trước năm 2020 cho thấy bộ đệm vốn của họ vẫn còn khá "mỏng". Đồng thời, Fitch Ratings kì vọng sẽ có nhiều thương vụ M&A ngân hàng trong vài năm tới.

Vốn của các ngân hàng Việt vẫn còn yếu

Theo nhận định từ hãng xếp hạng tín nhiệm toàn cầu Fitch Ratings, việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) quyết định giãn thời hạn áp dụng Basel II cho một số ngân hàng cho thấy điểm yếu về vốn của ngành với nhiều tổ chức không có khả năng đáp ứng các yêu cầu vào tháng 1/2020.

Tăng trưởng tín dụng nhanh và hạn chế vốn đầu tư nước ngoài có thể sẽ tiếp tục kìm hãm khả năng tăng vốn đáp ứng trước thời hạn mới vào năm 2023. Fitch Ratings cho rằng ngành ngân hàng vẫn sẽ dễ bị tổn thương trước những cú sốc.

"Chúng tôi đã mong đợi sự linh hoạt về thời hạn thực hiện trong khi nhiều ngân hàng đang vật lộn để đáp ứng các tiêu chuẩn mới", theo Fitch Ratings News. Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% sẽ được áp dụng tại Basel II, mặc dù thấp hơn mức 9% qui định hiện tại, nhưng cách tính sẽ khắt khe hơn nhiều. 

Fitch Ratings: Lỡ hẹn Basel II, bộ đệm vốn của nhiều ngân hàng Việt vẫn yếu  - Ảnh 1.

Nguồn: Fitch Ratings, NHNN.

Theo cho biết từ NHNN, đến thời điểm hiện tại đã có 18 ngân hàng được phê duyệt áp dụng chuẩn Basel II trước thời hạn.

Mặc dù đã đáp ứng chuẩn mức Basel II nhưng các ngân hàng này vẫn phải tiếp tục nỗ lực trong quá trình tăng vốn nhằm giảm thiểu rủi ro, hướng tới sự ổn định về vốn và hỗ trợ tăng trưởng cho lợi nhuận ngân hàng. 

Tuy nhiên, những yếu tố ảnh hưởng từ xếp hạng sẽ xoay quanh mức độ và tính bền vững của việc cải thiện về vốn cũng như bất kì thay đổi nào trong hồ sơ rủi ro của ngân hàng. 

Trong số được Fitch Ratings xếp hạng, VietinBank (BB- / Tích cực / b) là ngân hàng duy nhất được báo cáo là chưa tuân thủ các tiêu chuẩn mới. Vietcombank (BB- / Tích cực / b), Ngân hàng Quân đội - MB (B + / Ổn định / b +) và ACB (B / Ổn định / b) đã được báo cáo là tuân thủ, nhưng hãng xếp hạng này cho rằng các con số về tỉ lệ vốn của họ vẫn còn thấp so với tiêu chuẩn toàn cầu trong tương lai gần.

Kì vọng có nhiều thương vụ M&A trong vài năm tới

Fitch Ratings cho rằng các ngân hàng Việt tiếp tục đối mặt với những thách thức trong việc tăng huy động vốn từ nước ngoài. 

Hiện nay, tỉ lệ vốn sở hữu tối đa của cổ đông ngoại tại những ngân hàng Việt Nam được hạn chế ở mức 30%. Điều này hạn chế nỗ lực tăng vốn của các nhà đầu tư nước ngoài và khiến các ngân hàng trở nên phụ thuộc vào thị trường vốn ở thị trường nội địa. 

VietinBank là một trong những quốc gia đã ở ngưỡng tối đa về sở hữu nước ngoài và đang gặp khó khăn trong việc tăng vốn.

Tổ chức xếp hạng này kì vọng một sự hợp nhất trong vài năm tới khi những ngân hàng nhỏ có thể đáp ứng được tiêu chuẩn Basel II và trở thành mục tiêu của các nhà đầu tư. Những ngân hàng có khả năng tốt về vốn có thể sẽ là những người thực hiện sáp nhập tiềm năng.

Theo dõi của Fitch cho thấy tăng trưởng lợi nhuận và nguồn vốn thứ cấp đã giúp các ngân hàng tăng vốn trong thời gian gần đây.

Các nguồn vốn thứ cấp đang có xu hướng cạn kiệt do tăng trưởng tín dụng nhanh chóng và nhiều ngân hàng đã sử dụng các công cụ vốn cấp 2  để thu hẹp khoảng cách. Hơn nữa, tăng trưởng cho vay tiêu dùng nhanh chóng, vốn là động lực chính của lợi nhuận ngân hàng, có thể trở thành một lĩnh vực căng thẳng tiềm năng nếu môi trường kinh tế xấu đi.

Tuy nhiên, quan điểm cơ bản của Fitch là tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam sẽ vẫn mạnh, nhờ đó căng thẳng trong ngắn hạn khó xảy ra và củng cố triển vọng ổn định của chúng tôi cho ngành. 

"Triển vọng xếp hạng tích cực đối với các ngân hàng quốc doanh phản ánh cái nhìn tích cực của chúng tôi về xếp hạng của Việt Nam 'BB', Fitch cho biết.

Trúc Minh