|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Fed đáp trả cáo buộc thắt chặt tiền tệ đang gây tổn hại cho nền kinh tế của Trump

08:23 | 10/04/2019
Chia sẻ
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang phản đối khẳng định của Tổng thống Trump rằng chính sách thắt chặt tiền tệ đang gây tổn hại cho nền kinh tế Mỹ.
Fed đáp trả cáo buộc thắt chặt tiền tệ đang gây tổn hại cho nền kinh tế của Trump - Ảnh 1.

Fed phản hồi nhận định của ông Trump về chính sách thắt chặt tiền tệ.

Chính sách thắt chặt định lượng sẽ không ảnh hưởng xấu đến kinh tế Mỹ

Trong một bài báo được công bố hôm 5/4, Fed khu vực St. Louis đã cho biết động thái cắt giảm mức trái phiếu trên bảng cân đối kế toán của họ, hay chính sách thắt chặt định lượng sẽ không tác động tiêu cực đến tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ.

Theo CNBC, điều này trực tiếp đi ngược lại khẳng định của Tổng thống Trump trong cùng ngày rằng chính sách trên đã khiến "kinh tế Mỹ thực sự chậm lại".

"Đúng là việc gỡ bỏ các biện pháp điều tiết tiền tệ bất thường có khả năng khiến hoạt động thực suy giảm và mức giá thấp, nhưng quá trình thu hẹp số dư trên bảng cân đối kế toán không phải là nguyên nhân khiến thị trường suy yếu trong năm 2018 và cũng không khiến hoạt động kinh tế bị chậm lại đáng kể trong tương lai", ông Christopher J. Neely - nhà kinh tế của Fed - viết.

Fed đã cho phép giảm 50 tỉ USD hàng tháng trái phiếu chính phủ Mỹ và chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp để giảm dần bảng cân đối kế toán 4.500 tỉ USD. Tuy nhiên, vào tháng 3, Fed đã tuyên bố rằng họ sẽ bắt đầu thực hiện mức giảm trên vào tháng 5 và gần như chấm dứt chương trình này vào tháng 9 sau khi giảm gần 1.000 tỉ USD trên bảng cân đối kế toán.

Ông Trump không chỉ kêu gọi chấm dứt chương trình thắt chặt định lượng mà còn thúc giục Fed nên cân nhắc nới lỏng chính sách như họ từng thực hiện trong thời kì khủng hoảng tài chính.

Tổng thống Trump đã phát biểu ngắn gọn sau khi Bộ Lao động Mỹ ghi nhận nền kinh tế đã tạo thêm 196.000 việc làm phi nông nghệp mới trong tháng 3/2019 - vượt xa dự báo ban đầu - và tỉ lệ thất nghiệp vẫn giữ ở mức 3,8%, gần mức đáy 50 năm.

Bất chấp báo cáo việc làm lạc quan, vẫn tồn đọng nhiều câu hỏi hoài nghi về tính bền vững của giai đoạn bùng nổ kinh tế dưới thời Tổng thống Trump, trong đó GDP đã tăng trưởng 2,9% trong suốt năm 2018.

4 lí do chứng minh chính sách thắt chặt định lượng không gây tổn hại đến kinh tế Mỹ

Ông Trump đã nhiều lần chỉ trích Fed khi ngân hàng trung ương Mỹ nâng lãi suất và thực hiện các động thái tháo gỡ biện pháp nới lỏng tiền tệ, vốn đã được thực hiện trong thập kỉ vừa qua.

Ông Trump cho rằng Fed chính là "thủ phạm" khiến thị trường chứng khoán Mỹ suy yếu trong quí IV/2018. Đồng thời, ông Trump còn nhận định tăng trưởng sẽ nhanh hơn nhiều nếu Fed không tăng lãi suất 4 lần trong năm 2018.

"Cá nhân tôi cho rằng Fed nên hạ lãi suất", Tổng thống Trump nói với các phóng viên vào ngày 5/4. "Tôi nghĩ chúng thực sự làm nền kinh tế Mỹ chậm lại. Không có lạm phát. Về các chính sách thắt chặt định lượng, Fed nên thực sự chuyển chúng thành các chương trình nới lỏng định lượng".

Tuy nhiên, ông Neely đã phản đối ý tưởng của ông Trump về con đường chính sách tương lai của Mỹ, theo đó viết rằng "chính sách thắt chặt định lượng sẽ không tác động mạnh đến nền kinh tế Mỹ".

"Nếu tiếp tục tốc độ của quá trình thu hẹp nắm giữ trái phiếu do Fed tiến hành sẽ cần ít nhất 5 năm để trở thành xu hướng tiền khủng hoảng", ông Neely nói.

"Tác động dần dần như vậy tương phản với sự thay đổi giá trị tài sản lớn và rời rạc, vốn diễn ra sau các tuyên bố mua tài sản và phản ảnh những kì vọng về các yếu tố cơ bản ngắn hạn".

Ông Neely đã trích dẫn 4 lí do cụ thể để giải thích tại sao chính sách thắt chặt định lượng không tác động đáng kể như Tổng thống Trump nhận định.

Đầu tiên, tác động tích cực đến lợi suất sẽ không bị đảo ngược vì chính sách thắt chặt định lượng vì các chính sách này chỉ "tạm thời điều chỉnh thị trường kém thanh khoản".

Vì Fed đã chấm dứt việc mua tài sản trong năm 2014 và bắt đầu nâng lãi suất trong năm 2015, quá trình thắt chặt do đó đã diễn ra với ít tác động tiêu cực đến nền kinh tế Mỹ và thị trường tài chính.

Bộ Tài chính Mỹ đã phát hành trái phiếu kì hạn dài hơn với mức lợi suất thấp hơn, qua đó giảm thiểu thiệt hại do việc Fed giảm bớt trái phiếu có kì hạn tương tự. Fed đã giảm nắm giữ trái phiếu ở mức nhỏ nên phải mất vài năm thị trường mới cảm nhận được.

Ông Neely lưu ý những nỗi lo của nhà đầu tư xuất phát các động thái thắt chặt của Fed, nhưng cho biết các động thái của Fed "không có khả năng làm giảm đáng kể hoạt động kinh tế".

Bên cạnh việc chấm dứt quá trình thu hẹp danh mục trái phiếu, Fed cũng cam kết thực hiện một hướng tiếp cận "kiên nhẫn" khi đưa ra các động thái tăng lãi suất trong tương lai và báo hiệu sẽ không nâng lãi suất trong năm nay trừ khi dữ liệu thay đổi quá mạnh.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Trần Nam Thi

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.