FDI có chèn lấn đầu tư tư nhân?
Tại buổi Tọa đàm trực tuyến “Định hướng thu hút FDI trong thời gian tới” do Tạp chí Nhà Đầu Tư tổ chức sáng nay (17/10), TS. Võ Trí Thành - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, đặt vấn đề, về khoa học, FDI thực sự làm to “cái bánh” của Việt Nam. Nếu ko có FDI, “cái bánh” của Việt Nam không to. Vậy FDI có chèn lấn đầu tư tư nhân không?
Trả lời vấn đề này, ông Thành cho hay: “Nhiều đánh giá định lượng cho rằng, FDI không đến mức chèn lấn tư nhân Việt Nam”.
TS. Võ Trí Thành giải thích, tiết kiệm của Việt Nam là 29% GDP, tổng đầu tư 33% GDP. Tiền ở nước ngoài vào FDI, ODA chỉ khoảng 5-7%. Nếu tiết kiệm của Việt Nam mang đi đầu tư hết phải vượt quá 23%.
Từ đó, ông Thành đặt câu hỏi: “Vì sao 23% chưa đầu tư vào sản xuất kinh doanh tạo GDP?”.
Ảnh minh họa: Báo Đầu tư. |
Giải thích ý do vì sao làm chưa tốt, TS. Thành cho rằng, ngoài vấn đề vốn, chủ nghĩa thành tích, GDP thì đối tác và con người cũng là vấn đề. Đối tác chúng ta có rất nhiều, hàng chục đối tác chiến lược nhưng đằng sau đối tác là vấn đề tiếp xúc và con người. Hiện, Bộ Ngoại giao là cơ quan đóng góp tốt nhất về mặt tiếp xúc con người cụ thể, đặc biệt là các nhà quản lý, CEO, công chức cần phải thay đổi.
Vấn đề thứ hai là mở cửa, bảo hộ và hỗ trợ như thế nào cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ như thế nào, cam kết, ưu đãi, phát triển ra sao...
Ngoài ra, tư tưởng phát triển cũng là một trong những vấn đề cần quan tâm. Thu nhập cũng quan trọng nhưng làm sao để phát triển bền vững và sáng tạo. Thu nhập cũng quan trọng nhưng làm sao để phát triển bền vững và sáng tạo. Đại gia đi Roll Royce chưa chắc đã ứng xử hơn người đi xe máy ứng xử.
Về định hướng thu hút FDI trong thời gian tới, TS. Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT), cho hay, cần thu hút đầu tư có điều kiện.
Điều kiện ở đây là tập trung vào cách mạng 4.0. Cần đặt vấn đề trách nhiệm nhà đầu tư với Việt Nam, khi FDI đạt lợi nhuận tại đây, cũng cần phải chịu trách nhiệm đóng góp lợi nhuận để đào tạo, làm sao công nghệ "cắm" được vào người Việt, doanh nghiệp Việt.
Về vấn đề thu hút FDI bao nhiêu là vừa, tập trung như thế nào, theo TS. Phan Hữu Thắng, trước tiên, cần tập trung giải ngân 150 tỷ USD vốn chưa giải ngân lúc này.
“Có nghĩa là chúng ta nên hạn chế xúc tiến đầu tư, thu hút mới để tập trung nhiều hơn vào giải ngân số vốn đăng ký của doanh nghiệp FDI chưa giải ngân trong thời gian qua. Còn với việc thu hút đầu tư mới, cần lựa chọn có điều kiện”, TS. Thắng nhấn mạnh.
Ông Thắng cũng cho biết, thách thức sau 30 năm thu hút FDI là nguy cơ xâm lấn của yếu tố Trung Quốc rất nguy hiểm mà trong định hướng sắp tới phải chú ý. Cùng với đó là định hướng thành lập 3 đặc khu kinh tế nếu không cẩn thận chúng ta sẽ mất trắng, bởi nhà đầu tư vào đầu tư dự án lớn có thể kéo theo những bê bối, kéo theo hàng nghìn lao động nước ngoài.
"Chúng ta cũng cần đặt vấn đề xu thế 100% vốn nước ngoài hiện nay là chủ yếu nên định hướng an ninh quốc phòng cần được quan tâm lớn ngoài các yếu tố môi trường, lan tỏa", ông Thắng nói.
Sẽ có 29 doanh nghiệp Việt Nam là vendor cấp 1 của Samsung
Về việc hợp tác giữa Samsung và các DN Việt Nam, ông Bang Hyun Woo, Phó tổng giám đốc Samsung Việt Nam đã khẳng định ... |