|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Dự báo giá heo hơi ngày 31/5: Ba miền sẽ điều chỉnh giảm vào ngày mai?

18:30 | 30/05/2022
Chia sẻ
Giá heo hơi hôm nay (30/5) tăng - giảm 1.000 đồng/kg tại một số tỉnh thành thuộc khu vực miền Nam. Bộ NN&PTNT sẽ tham gia thực hiện hỗ trợ, tạo điều kiện thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, giảm gánh nặng chi ngân sách cho các địa phương.

Giá heo hơi hôm nay biến động rải rác tại miền Nam

Xem thêm: Dự báo giá heo hơi ngày 1/6

Tại miền Bắc, giá heo hơi hôm nay có chiều hướng chững lại tại các địa phương trong khu vực. Cùng giao dịch với giá 56.000 đồng/kg gồm có Yên Bái, Lào Cai, Nam Định, Hà Nam và Tuyên Quang. Mức giá cao nhất khu vực là 58.000 đồng/kg được ghi nhận tại 4 tỉnh Bắc Giang, Hưng Yên, Thái Nguyên và TP Hà Nội. Phú Thọ, Thái Bình, Vĩnh Phúc và Ninh Bình tiếp tục neo tại mốc trung bình là 57.000 đồng/kg trong hôm nay.

Thị trường miền Trung, Tây Nguyên, heo hơi giao dịch trong khoảng 54.000 - 57.000 đồng/kg. Trong đó, Lâm Đồng là nơi có mức giá cao nhất khu vực, đạt mốc 57.000 đồng/kg. Giá thu mua ở các tỉnh gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận đang dừng ở mức 56.000 đồng/kg. Trong khi đó, Hà Tĩnh chứng kiến mốc giá thấp nhất khu vực là 54.000 đồng/kg.

Giá heo hơi tại khu vực miền Nam tăng - giảm trái chiều 1.000 đồng/kg tại một số tỉnh thành trong hôm nay. Theo đó, tỉnh Vĩnh Long đang giao dịch heo hơi chung mốc 56.000 đồng/kg, điều chỉnh giảm 1.000 đồng/kg so với hôm qua. Sau khi điều chỉnh tăng 1.000 đồng/kg,TP HCM hiện đang thu mua heo hơi với giá là 57.000 đồng/kg. Trong khi đó, Đồng Tháp, An Giang và Bạc Liêu tiếp tục neo tại ngưỡng cao nhất khu vực là 60.000 đồng/kg.

Ảnh minh họa: Nhã Lam

Nhiều giải pháp giảm chi phí đầu vào thức ăn chăn nuôi

Tiếp tục câu chuyện về giá sản phẩm bị "đội" cao do chi phí đầu vào tăng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh vào giải pháp chủ động tiết giảm chi phí đầu vào, theo báo Chính Phủ.

Ở nhiều địa phương, nông dân đã biết cách giảm chi phí đầu vào bằng cách lựa chọn các mô hình kinh tế tuần hoàn, tận dụng các phế phẩm, phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp. Cách làm này đã giúp nông dân giảm đáng kể tiền mua phân bón, mua vật tư nông nghiệp, đó cũng là cách giảm chi phí.

Ông cũng cho rằng Việt Nam cần tự chủ dần một số nguyên liệu trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản, đặc biệt là những nguyên liệu đang phải nhập khẩu với số lượng lớn từ nước ngoài.

Liên quan tới vấn đề hỗ trợ cho người nông dân, doanh nghiệp, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nêu rõ xác định lực lượng doanh nghiệp đóng vai trò nòng cốt trong xây dựng chuỗi giá trị sản xuất, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành có liên quan tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ, tạo môi trường thuận lợi để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang trình Chính phủ dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn với các nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung.

Nhã Lam