Dự báo giá heo hơi ngày 29/4: Các địa phương tăng giảm trái chiều?
Giá heo hơi hôm nay thấp nhất 51.000 đồng/kg
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc lặng sóng. Theo đó, các địa phương bao gồm Thái Bình, Vĩnh Phúc và Hà Nội tiếp tục thu mua heo hơi với giá 53.000 đồng/kg. 51.000 đồng/kg là mức giao dịch được ghi nhận tại các tỉnh bao gồm Yên Bái, Lào Cai và Tuyên Quang. Heo hơi tại các tỉnh còn lại được thu mua với giá 52.000 đồng/kg.
Cùng thời điểm khảo sát, giá heo hơi tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên biến động không đồng nhất 1.000 đồng/kg. Trong đó, hai tỉnh Quảng Bình và Thanh Hóa hạ một giá lần lượt về mức 51.000 đồng/kg và 52.000 đồng/kg. Hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi thu mua heo hơi với giá 53.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg. Các địa phương khác không có ghi nhận mới.
Tương tự, thị trường heo hơi tại miền Nam biến động trái chiều. Cụ thể, sau khi giảm 1.000 đồng/kg, heo hơi tại tỉnh Đồng Tháp được giao dịch ở mức 53.000 đồng/kg. Đây cũng là gí thu mua được ghi nhận tại tỉnh Trà Vinh sau khi tăng 1.000 đồng/kg. Tỉnh Hậu Giang giảm một giá về mức 52.000 đồng/kg - ngang với Vĩnh Long sau khi tăng 1.000 đồng/kg.
Một số chuyên gia cho rằng giá heo hơi có thể tiếp tục biến động không đồng nhất vào ngày mai do nhu cầu thị trường không ổn định.
Hải Phòng: Cam kết phòng bệnh bắt buộc cho vật nuôi bằng vắc xin
Để triển khai hiệu quả công tác tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm (GSGC), chủ cơ sở, hộ chăn nuôi cần tuân thủ nghiêm ngặt một số nội dung sau: Thực hiện kê khai, đăng ký hoạt động chăn nuôi, cam kết với UBND cấp xã và thực hiện phòng bệnh bắt buộc cho vật nuôi bằng vắc xin đối với các bệnh theo quy định.
Cơ sở chăn nuôi GSGC giống và bò sữa, ngoài việc thực hiện phòng bệnh bắt buộc bằng vắc xin đối với các bệnh nêu trên, phải thực hiện giám sát định kỳ đối với các bệnh truyền lây giữa động vật và người, bao gồm các bệnh ở trâu, bò; các bệnh ở heo; các bệnh ở dê; các bệnh ở gia cầm, theo An Ninh Hải Phòng.
Ngoài việc phải sử dụng đúng các loại vắc xin phòng bệnh cho GSGC nuôi có trong danh mục vắc xin được phép lưu hành tại Việt Nam theo quy định và đúng quy trình kỹ thuật, theo hướng dẫn của nhà sản xuất, các chủ cơ sở, hộ chăn nuôi cần lập sổ theo dõi, ghi chép quy trình phòng, chữa bệnh, lịch tiêm vắc xin phòng cho đàn GSGC trong suốt quá trình nuôi và xuất trình với chính quyền địa phương, cơ quan thú y khi có yêu cầu.
Đối với các cơ sở, hộ chăn nuôi không thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi, không chấp hành thực hiện phòng bệnh bắt buộc cho đàn vật nuôi bằng vắc xin đối với các bệnh theo quy định và để xảy ra dịch bệnh phải chịu các hình thức xử phạt vi phạm hành chính theo quy định và không được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong trường hợp phải tiêu hủy bắt buộc đàn GSGC theo đúng quy định phòng chống dịch hiện hành.