Dự báo giá heo hơi ngày 2/8: Miền Nam sẽ tiếp tục điều chỉnh giảm trong thời gian tới?
Giá heo hơi hôm nay cao nhất là 69.000 đồng/kg
Thị trường miền Bắc hôm nay chững giá trên diện rộng. Nhiều nơi duy trì giao dịch trong khoảng 66.000 - 67.000 đồng/kg, gồm Lào Cai, Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Nam Định, Hà Nội và Ninh Bình. Hà Nam hiện đang thu mua heo hơi ở mốc 65.000 đồng, thấp nhất khu vực. Hưng Yên, Thái Bình, Vĩnh Phúc và Tuyên Quang đang ghi nhận mức giao dịch là 68.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại miền Trung, Tây Nguyên hôm nay đồng loạt đi ngang trong hôm nay. Hiện tại, khoảng giá phổ biến ở các địa phương trong khu vực là 68.000 đồng/kg, ghi nhận ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa và Bình Thuận. Mức giá thấp nhất hiện nay là 63.000 đồng/kg, có mặt tại tỉnh Đắk Lắk. Bốn tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế và Lâm Đồng tiếp tục giao dịch ổn định với giá là 67.000 đồng/kg.
Tại khu vực miền Nam, giá heo hơi dao động ổn định trong khoảng 63.000 - 68.000 đồng/kg. Một số địa phương gồm Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Trà Vinh, Bến Tre và Sóc Trăng tiếp tục duy trì mức 65.000 đồng/kg. Riêng Đồng Nai, Bạc Liêu và Tiền Giang giảm 1.000 đồng/kg trong hôm nay, lần lượt xuống mốc 66.000 đồng/kg và 67.000 đồng/kg.
Đưa chăn nuôi công nghệ cao thành ngành mũi nhọn phát triển kinh tế
Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lạc Thủy, ông Ngọ Đình Tâm cho biết, ngành chăn nuôi huyện Lạc Thủy sẽ hướng tới phát triển chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, chăn nuôi theo quy trình đảm bảo vệ sinh môi trường, khuyến khích phát triển chăn nuôi tuần hoàn, theo chuỗi khép kín, chăn nuôi hữu cơ.
Việc ứng dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật tự động vào chăn nuôi, thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm chăn nuôi; tăng cường giám sát quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi, nghiêm cấm người nông dân sử dụng chất cấm, kháng sinh trong thức ăn đang là một hướng đi được chính quyền và các cấp huyện Lạc Thủy quan tâm khuyến khích.
Cùng với đó, chính quyền huyện Lạc Thủy cũng sẽ đẩy mạnh phối hợp với các ngành, các đơn vị chức năng để nâng cao hiệu quả phòng chống dịch bệnh thông qua giám sát dịch bệnh, tiêm phòng, theo báo An Giang.
Huyện cũng thực hiện xây dựng các vùng an toàn dịch, cơ sở an toàn tập trung ở các xã trọng điểm, các hợp tác xã, trang trại, gia trại, tiếp tục đa dạng hóa kênh phân phối sản phẩm chăn nuôi, phát triển bán hàng trên sàn thương mại điện tử… Hướng đến đưa ngành chăn nuôi công nghệ cao trở thành ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế huyện Lạc Thủy trong tương lai.