|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Dự báo giá heo hơi ngày 20/4: Xu hướng tăng sẽ tiếp diễn?

18:30 | 19/04/2023
Chia sẻ
Giá heo hơi hôm nay (19/4) tăng từ 1.000 đồng/kg đến 2.000 đồng/kg. Bốn khuyến cáo nông dân nuôi heo trước khi tái đàn sẽ góp phần giúp kiểm soát dịch bệnh và lợi nhuận trong chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

Giá heo hơi hôm nay tiếp đà tăng cao nhất 2.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc dao động trong khoảng 51.000 - 53.000 đồng/kg. Cụ thể, heo hơi tại các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình và Tuyên Quang đang được thu mua với giá 51.000 - 52.000 đồng/kg. Sau khi tăng 2.000 đồng/kg, giá heo hơi tại Yên Bái, Lào Cai và Nam Định được điều chỉnh lên mức 52.000 đồng/kg. Mức giao dịch cao nhất khu vực hiện đang là 53.000 đồng/kg, được ghi nhận tại tỉnh Vĩnh Phúc sau khi tăng 2.000 đồng/kg, cùng với tỉnh Hưng Yên. 

Tại miền Trung, Tây Nguyên, giá heo hơi tăng cao nhất 2.000 đồng/kg. Theo đó, sau khi nhích nhẹ một giá, các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Lâm Đồng và Ninh Thuận điều chỉnh giao dịch lên khoảng 51.000 - 53.000 đồng/kg. 52.000 đồng/kg là mức giá được ghi nhận tại Nghệ An và Hà Tĩnh, cùng tăng 2.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. 

Thị trường heo hơi miền Nam hôm nay tăng từ 1.000 đồng/kg đến 2.000 đồng/kg. Trong đó, khoảng giá 52.000 - 53.000 đồng/kg được ghi nhận tại TP HCM, Bình Dương, Tây Ninh, Hậu Giang, Bạc Liêu và Trà Vinh sau khi tăng 1.000 đồng/kg. Thương lái tại Long An và Đồng Tháp lần lượt giao dịch heo hơi với giá 52.000 đồng/kg và 54.000 đồng/kg. 55.000 đồng/kg là ngưỡng giao dịch cao nhất được ghi nhận tại tỉnh Cà Mau, tăng 2.000 đồng/kg. 

Một số chuyên gia cho rằng giá heo hơi có thể tăng vào ngày mai do thị trường đang ghi nhận những dấu hiệu khá tích cực. 

Ảnh minh họa: Thanh Hạ. 

Bốn khuyến cáo nông dân nuôi heo trước khi tái đàn

Trước thực tế khó khăn hiện tại, ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu đã có bốn khuyến cáo trong việc tái đàn heo hiện nay: 

Thứ nhất, chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán hộ gia đình sang chăn nuôi tập trung, số lượng heo lớn để tăng lợi nhuận. Tiếp tục đầu tư hạ tầng chuồng trại để giảm thiểu rủi ro dịch bệnh xâm nhập.

Thứ hai, quản lý, giám sát chặt chẽ đàn heo, chuồng trại để phòng, chống dịch bệnh như: Thực hiện tiêm phòng vắc xin đầy đủ cho đàn heo, vệ sinh tiêu độc khử trùng định kỳ chuồng trại, dụng cụ, khu vực xung quanh, có biện pháp ngăn ngừa vật chủ trung gian mang mầm bệnh vào khu nuôi.

Thứ ba, tạo đàn heo nái cơ bản để vừa tự chủ động được nguồn con giống vừa ngăn ngừa được rủi ro mầm bệnh nguy hiểm xâm nhập vào chuồng trại nuôi, theo báo Nông Nghiệp Việt Nam. 

Thứ tư, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi heo, xác định chăn nuôi heo là một nghề chứ không phải công việc phụ để tăng thu nhập.

Thanh Hạ