|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Dự báo giá heo hơi ngày 16/1: Đà ổn định sẽ kéo dài?

18:36 | 15/01/2020
Chia sẻ
Giá heo hơi hôm nay ngày 15/1 điều chỉnh khác nhau tại các khu vực, trong đó chiếm chủ yếu là sự ổn định tại nhiều địa phương. Bước sang ngày mai, diễn biến này liệu có thay đổi?

Giá heo hơi không có nhiều biến động

Heo hơi miền Bắc hôm nay nhích nhẹ 1.000 - 2.000 đồng/kg tại Hà Nam, Hà Nội... Nhưng giá trung bình khu vực tiếp tục giao động trong khoảng 77.000 - 88.000 đồng/kg.

Thị trường ổn định trở lại trong khi nhu cầu ngày càng lớn có thể do lượng heo đông lạnh nhập khẩu đã về.

Công ty cổ phần Việt Nam kỹ nghệ súc sản (Vissan) vừa nhập khẩu 4.500 tấn thịt đông lạnh về trước Tết phục vụ thị trường Tết. Dự kiến, hết quí I/2020, có khoảng 100.000 tấn thịt heo sẽ được các doanh nghiệp trong nước nhập về để bù lượng thịt heo thiếu dịp trước và sau Tết Nguyên đán.

Giá heo hơi miền Trung, Tây Nguyên tăng 6.000 đồng/kg tại Bình Định, lên 84.000 đồng/kg nhưng tại Đắk Lắk lại giảm mạnh xuống 75.000 đồng/kg. Hiện mức giá trung bình khu vực này đang giao động trong khoảng 75.000 - 82.000 đồng/kg.

Heo hơi miền Nam hôm nay tạm dừng đà tăng của hôm qua với mức giá trung bình giữ ổn định trong khoảng 75.000 - 84.000 đồng/kg.

Dự báo giá heo hơi ngày 16/1:  - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Nghiên cứu sản xuất vắc xin dịch tả heo châu Phi

Theo VTV News, ngày 14/1 lễ kí thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, sản xuất vắc xin giữa các doanh nghiệp có tiềm năng trong nước và quốc tế đã diễn ra tại Cục Thú y - Bộ NN&PTNT.

 Mục đích của thỏa thuận nhằm hợp tác chặt chẽ trong việc chia sẻ các mẫu virus dịch tả heo châu Phi được lấy tại Việt Nam, qua đó cùng nghiên cứu, thử nghiệm vắc xin này.

Với việc hợp tác giữa tập đoàn Ceva của Pháp, một trong những đơn vị nghiên cứu, sản xuất vaccine thú y và các doanh nghiệp tiềm năng trong nước là Dabeco và Công ty RTD, các bên kì vọng Việt Nam sẽ là quốc gia đầu tiên được tiếp nhận vắc xin để đánh giá ngoài thực địa, dự kiến có khả năng diễn ra vào cuối năm 2020.

RTD cũng hợp tác để sản xuất vaccine tự tạo, hướng mới rất cần thiết cho một ngành chăn nuôi không sử dụng kháng sinh.

Trong khi đó, theo thông báo của Không đoàn số 18 thuộc Không quân Mỹ đóng tại căn cứ Kadena ở Okinawa (Nhật Bản), lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản đã điều động Lữ đoàn 15 và huy động thêm 360 binh sĩ để thực hiện nhiệm vụ tiêu hủy heo bệnh. 

Để giảm thiểu sự lây lan của virus, hầu hết heo sẽ được chôn cất đúng cách tại các trang trại bị ảnh hưởng.

Virus dịch tả heo châu Phi xuất hiện lần đầu tiên ở Nhật Bản vào năm 1992. Năm 2007, Nhật Bản tuyên bố không còn virus này. Tuy nhiên, vào tháng 9/2018, virus dịch tả heo châu Phi đã xuất hiện trở lại ở tỉnh Gifu. Kể từ đó, bất chấp các nỗ lực của các cơ quan chức năng Nhật Bản nhằm kiềm chế dịch bệnh, virus nguy hiểm này vẫn tiếp tục lây lan sang các tỉnh khác như: Aichi, Mie, Fukui, Saitama và Nagano.

Như Huỳnh