|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Dự báo giá heo hơi ngày 1/9: Thị trường sẽ tiếp tục tăng - giảm trái chiều?

18:30 | 31/08/2021
Chia sẻ
Giá heo hơi hôm nay (31/8) điều chỉnh tăng - giảm từ 1.000 đồng/kg đến 3.000 đồng/kg tại nhiều nơi. Phú Yên điều chỉnh và triển khai kế hoạch cơ cấu ngành Nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Giá heo hơi hôm nay tăng - giảm trái chiều

Thị trường heo hơi miền Bắc điều chỉnh giảm tại một số tỉnh thành trong khu vực. So với hôm qua, Bắc Giang giảm nhẹ 1.000 đồng/kg xuống còn 55.000 đồng/kg, ngang bằng với Thái Bình và TP Hà Nội. Mức giá cao nhất khu vực là 56.000 đồng/kg, ghi nhận tại tỉnh Hưng Yên. Các tỉnh thành còn lại tiếp tục giữ mức giao dịch ổn định trong khoảng 53.000 - 54.000 đồng/kg.

Giá heo hơi tại miền Trung, Tây Nguyên hôm nay đi ngang tại nhiều tỉnh thành trong khu vực. Theo đó, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi và Ninh Thuận hiện thu mua heo hơi với giá 55.000 đồng/kg, cao nhất khu vực. Nhiều tỉnh thành như Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đắk Lắk và Bình Thuận hiện giao dịch chung mức 53.000 đồng/kg. Riêng Thanh Hóa tăng nhẹ 1.000 đồng/kg lên mốc 54.000 đồng/kg trong hôm nay.

Tại miền Nam, giá heo hơi điều chỉnh tăng - giảm trái chiều tại một số tỉnh thành trong khu vực. Theo đó, Đồng Tháp điều chỉnh tăng 3.000 đồng/kg, đưa giá giao dịch lên ngưỡng 54.000 đồng/kg. Ngược lại, hai tỉnh An Giang và Hậu Giang hiện thu mua heo hơi trong khoảng 51.000 - 53.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg so với hôm qua. Các tỉnh thành như Bình Phước, TP HCM, Bình Dương, Tây Ninh và Sóc Trăng tiếp tục neo tại mốc 52.000 đồng/kg.

Dự báo giá heo hơi ngày 1/9: Thị trường sẽ tiếp tục tăng - giảm trái chiều? - Ảnh 1.

Nguồn: istockphoto

Tỉnh Phú Yên triển khai kế hoạch tái cơ cấu ngành Nông Nghiệp giai đoạn mới

Tỉnh Phú Yên đang rà soát, điều chỉnh và triển khai kế hoạch cơ cấu lại ngành Nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, theo báo Phú Yên.

Về chăn nuôi, tỉnh chuyển đổi cơ cấu đàn vật nuôi, đa dạng hóa các vật nuôi có lợi thế như heo, bò, gà, vịt,... nhằm tạo ra sản phẩm đặc sản có giá trị kinh tế cao. Đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật tiên tiến trong chăn nuôi, thực hiện quy trình chăn nuôi tốt, đảm bảo năng suất, chất lượng và an toàn thực phẩm.

Ngoài ra, tỉnh cũng phát triển các trang trại chăn nuôi liên kết với doanh nghiệp cung cấp giống, thức ăn và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Đối với chăn nuôi nông hộ, sẽ hướng tới chăn nuôi an toàn sinh học và đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn dịch bệnh.

Đề án Cơ cấu lại ngành Nông nghiệp là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, tuy nhiên quá trình triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn và thử thách, nhất là các yếu tố tác động trực tiếp bởi biến đổi khí hậu, dịch bệnh, giá cả thị trường…, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến rất phức tạp như hiện nay. Vì vậy rất cần sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp, ngành, các thành phần kinh tế cùng bà con nông dân để thực hiện có hiệu quả các giải pháp nêu trên.

Nhã Lam