|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Dự án BRT Bình Dương – Suối Tiên: Khả năng hoàn vốn không cao, tỷ suất hoàn vốn âm, Bộ GTVT khuyên Bình Dương cân nhắc

16:40 | 26/02/2018
Chia sẻ
Trong số các góp ý cho dự án đầu tư xây dựng tuyến BRT Bình Dương – Suối Tiên có ý kiến cho rằng, tỷ suất hoàn vốn của dự án -8% là mức thấp, khả năng hoàn vốn không cao. Tỉnh Bình Dương cần cân nhắc và chịu trách nhiệm về rủi ro doanh thu sau khi dự án đi vào hoạt động.
ty suat hoan von cua du an brt binh duong suoi tien o muc 8 kha nang hoan von khong cao Bình Dương xin vay nợ hơn 1.600 tỷ đồng làm buýt nhanh BRT nối TP. HCM
ty suat hoan von cua du an brt binh duong suoi tien o muc 8 kha nang hoan von khong cao Chấp thuận kéo dài tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đi đến Bình Dương và Đồng Nai
ty suat hoan von cua du an brt binh duong suoi tien o muc 8 kha nang hoan von khong cao Tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên nguy cơ vỡ tiến độ vì thiếu vốn

Dự án BRT Bình Dương – Suối Tiên có tổng mức đầu tư 1.827 tỷ đồng

Mới đây, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án Phát triển hạ tầng giao thông và tuyến xe buýt nhanh (BRT) thành phố mới Bình Dương – Suối Tiên.

ty suat hoan von cua du an brt binh duong suoi tien o muc 8 kha nang hoan von khong cao
Tỷ suất hoàn vốn dự án BRT Bình Dương - Suối Tiên thấp là -8%, tỉnh Bình Dương cần cân nhắc và chịu trách nhiệm về rủi ro doanh thu khi dự án hoàn thành. (Ảnh minh họa: Lê Minh)

Theo Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi do UBND tỉnh Bình Dương trình duyệt, dự án Phát triển hạ tầng giao thông và tuyến xe buýt nhanh thành phố mới Bình Dương – Suối Tiên thuộc địa phận thị xã Dĩ An, thị xã Thuận An, thành phố Thủ Dầu Một và thành phố mới mới Bình Dương. Đây là dự án nhóm A do Sở GTVT tỉnh Bình Dương làm chủ đầu tư.

Về sự cần thiết đầu tư dự án, Bộ GTVT nhận định, yêu cầu phát triển của tỉnh Bình Dương đòi hỏi phải có các hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn, tốc độ cao như đường sắt đô thị, tàu điện ngầm (metro). Nhưng giá thành metro khá lớn, chưa phù hợp với điều kiện kinh tế của tỉnh nên việc lựa chọn đầu tư xây tuyến buýt nhanh (BRT) là phù hợp.

Theo quy hoạch, quy mô tuyến buýt nhanh nối thành phố Bình Dương và Suối Tiên dài 30,8 km, gồm 4 phân đoạn (đoạn 1 có điểm đầu từ khu vực bến xe miền Đông mới đến đường Mỹ Phước – Tân Vạn, dài 2,3 km; đoạn 2 đi trùng với đường Mỹ Phước – Tân Vạn, dài 21,2 km; đoạn 3 đi trùng với đường Phạm Ngọc Thạch, dài 4,3 km; đoạn 4 đi trùng với đường nội đô thành phố mới Bình Dương, dài 3 km.

Dự án sẽ xây dựng cầu vượt tại 7 nút giao cắt dọc đường Mỹ Phước – Tân Vạn, trong đó có một cầu vượt qua ĐT 743A.

Tổng mức đầu tư của dự án là 1.827 tỷ đồng, trong đó vốn vay JICA (vốn vay ODA từ Nhật Bản) là 1.649, 6 tỷ đồng và vốn đối ứng của tỉnh là 177,4 tỷ đồng.

Tỷ suất hoàn vốn của dự án -8% là mức thấp, cần nhiều hỗ trợ từ tỉnh

Trong số các ý kiến tham gia góp ý của những cơ quan liên quan có nội dung: tỷ suất hoàn vốn (FIRR) của Dự án ở mức -8% là mức thấp, dẫn đến khả năng hoàn vốn không cao và cần nhiều hỗ trợ về chi phí từ UBND tỉnh Bình Dương, đề nghị tỉnh cân nhắc và chịu trách nhiệm về rủi ro doanh thu sau khi Dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động.

Đồng thời, cơ chế của dự án là vay lại 100% phần vốn vay nước ngoài, tuy nhiên tỉnh cần làm rõ về cơ quan chủ đầu tư, quyền sở hữu, đơn vị tiếp nhận quản lý và vận hành khi dự án đưa vào sử dụng để có đủ cơ sở xác định chủ thể vay lại và áp dụng quy trình thẩm định phù hợp. trong kế hoạch vay và trả nợ đề nghị tỉnh nêu rõ nguồn chi trả phần vốn vay lại cho ngân sách trung ương…

Bộ GTVT: tuyến BRT Bình Dương – Suối Tiên cơ bản không khác so với xe bus thông thường

Trong kết quả thẩm định, khi đánh giá về hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Bộ GTVT cho rằng báo cáo này cơ bản đủ điều kiện để thực hiện thẩm định. Tuy nhiên, hồ sơ cần bổ sung thêm một số nội dung theo quy định như: Hồ sơ khảo sát lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án; Báo cáo đánh giá tác động môi trường; Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể GTVT tỉnh Bình Dương đến năm 2030 và định hướng đến năm 2030…

Bộ GTVT cũng nhận định rằng việc đầu tư xây dựng tuyến buýt nhanh tại Bình Dương là cần thiết. Tuy nhiên, trong Báo cáo có nêu: tại một số đoạn đường BRT phải dùng chung với các phương tiện khác trên cùng làn đường và việc bố trí các trạm dừng BRT trên lề đường sẽ ảnh hưởng đến tốc độ xe chạy. Do đó, tuyến BRT về cơ bản không khác so với xe bus thông thường, khi triển khai giai đoạn nghiên cứu khả thi dự án cần đánh giá chi tiết hiệu quả đầu tư của dự án.

Ngoài ra, Bộ GTVT yêu cầu rà soát lại về quy hoạch, tổ chức tuyến bởi Báo cáo sử dụng nguồn của Nhóm nghiên cứu JICA khảo sát từ năm 2012, cần cập nhật số liệu thực tế của các năm 2016, 2017. Trên cơ sở dữ liệu mới cần xác định rõ tốc độ quy hoạch của xe buýt BRT trong từng giai đoạn khai thác, tần suất chuyến trên cả hai chiều khai thác…

Dự kiến thực hiện trong giai đoạn 2018 – 2019, dự án từng được tỉnh đề nghị đổi tên, từ “Dự án phát triển hạ tầng giao thông và tuyến xe buýt nhanh thành phố mới Bình Dương – Suối Tiên, tỉnh Bình Dương” thành “Dự án Cải tạo Hạ tầng Giao thông Công cộng tại tỉnh Bình Dương”. Bộ GTVT cho rằng đề nghị đổi tên này là hợp lý nhưng tỉnh cần hoàn chỉnh lại hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án để trình Thủ tướng chấp thuận việc thay đổi tên và duyệt chủ trương đầu tư dự án.

N.Lê