|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng vốn ETF vào ròng 11 tháng lên cao kỷ lục, vượt xa giá trị cả năm 2021

11:15 | 06/12/2022
Chia sẻ
Theo SSI Research, tổng giá trị vào ròng của các quỹ ETF đạt tới 6.981 tỷ đồng trong tháng 11, là giá trị cao nhất ghi nhận kể từ tháng 4/2021. Lũy kế từ đầu năm, dòng vốn ETF ghi nhận giá trị kỷ lục là 18.849 tỷ đồng, vượt xa giá trị 13.522 tỷ đồng của cả năm 2021.

Theo báo cáo chiến lược thị trường tháng 12 của SSI Research, dòng tiền ETF và chủ động tiếp tục tăng tốc giải ngân trong tháng 11. Nhịp giảm mạnh của thị trường trong tháng 10 và nửa đầu tháng 11 đã kích hoạt dòng vốn giải ngân vào thị trường cổ phiếu Việt Nam. Trong đó, dòng tiền tích cực lan tỏa ở nhiều quỹ ETF khi có tới 9/14 quỹ ghi nhận được dòng vốn tăng thêm trong tháng.

Nổi bật nhất là các quỹ Fubon (2.722 tỷ đồng), VNDiamond (1.952 tỷ), VanEck (972 tỷ), VFM VN30 (689 tỷ), VNFIN Lead (468 tỷ), và FTSE Vietnam (354 tỷ). Ngược lại, chỉ có 2 quỹ bị rút ròng với giá trị không đáng kể là Mirae Asset VN30 (166 tỷ) và Premia Vietnam (46 tỷ).

Tổng giá trị vào ròng của các quỹ ETF đạt tới 6.981 tỷ đồng trong tháng 11, là giá trị cao nhất ghi nhận kể từ tháng 4/2021. Lũy kế từ đầu năm, dòng vốn ETF ghi nhận giá trị kỷ lục là 18.849 tỷ đồng, vượt xa giá trị 13.522 tỷ đồng của cả năm 2021.

Cũng theo thống kê của SSI Research, dòng tiền từ các quỹ chủ động cũng đồng loạt giải ngân trong tháng 11. Tổng giá trị vào ròng tháng ghi nhận gần 900 tỷ đồng, mức cao nhất kể từ tháng 12/2019. Điều này đã giúp các quỹ chủ động thu hẹp mức rút ròng, chỉ còn gần 500 tỷ đồng cho 11 tháng đầu năm. Tín hiệu tích cực từ các quỹ chủ động là cường độ giải ngân khá đồng đều, bao gồm cả các quỹ nội và quỹ ngoại và trải dài xuyên suốt tháng 11.

Khối ngoại đẩy mạnh mua vào trong tháng, với tổng giá trị mua ròng đạt 16,9 nghìn tỷ đồng trên toàn thị trường, mức cao nhất theo tháng kể từ tháng 5/2018 với 22,8 nghìn tỷ đồng. Nhờ sự tham gia tích cực, tỷ trọng giao dịch của khối ngoại đạt 14% trong tháng 11, cao hơn mức 11,1% ở tháng 10 và bỏ xa mức 8,3% bình quân 11 tháng đầu năm 2022.

Thu hút dòng tiền mạnh từ khối ngoại là các mã vốn hóa trụ cột đầu ngành, chủ yếu ở nhóm bất động sản (VHM 1,7 nghìn tỷ, KDH 1,2 nghìn tỷ, VIC 842 tỷ), tài chính (STB 13 nghìn tỷ, SSI 1 nghìn tỷ, CTG 745 tỷ), tiêu dùng (MSN 1 nghìn tỷ, VNM 648 tỷ).

Các biến chuyển tích cực ở các yếu tố liên quan đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp (các doanh nghiệp chủ động thu xếp nguồn vốn hoặc gia hạn thời gian hoàn trả cho trái chủ) và tỷ giá (tỷ giá USD/VND giảm 1,8% (so với cuối tháng 10) tính đến ngày 2/12, sau khi tăng tới hơn 4% trong tháng 10) về cuối tháng giúp giải quyết tâm lý thị trường trong ngắn hạn.

Theo các nhà phân tích của SSI Research, khi các yếu tố về tâm lý được cải thiện, diễn biến của thị trường chứng khoán Việt Nam đã đi ngược lại phần lớn diễn các thị trường khác trên thế giới trong tháng 10, và dòng tiền khối ngoại vào Việt Nam cũng thường có độ trễ so với các quốc gia khác là một trong số những nguyên nhân được cho là đóng góp vào sự đột phá của dòng tiền khối ngoại trong tháng 11. 

 Nguồn: EPFR Global.

Thu Thảo

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.