|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 8/8: NĐT trở lại mua ròng gần 760 tỷ đồng phiên điều chỉnh, tập trung gom HPG

07:00 | 08/08/2022
Chia sẻ
Sau 4 phiên tăng điểm liên tục, thị trường đối mặt với áp lực điều chỉnh trong phiên cuối tuần. Trong diễn biến chậm lại của VN-Index, NĐT cá nhân mua ròng 759,4 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh là 598,4 tỷ đồng.

Sau diễn biến tranh chấp trong phiên trước, diễn biến thị trường có phần thận trọng hơn và mở cửa trong sắc đỏ. Diễn biến giảm điểm của thị trường không mạnh nhưng cả 2 chỉ số, VN-Index và VN30-Index, đã giao dịch trong sắc đỏ trên toàn thời gian của phiên giao dịch. Trong giai đoạn cuối phiên, thị trường có nhịp hồi phục và thu hẹp đáng kể mức giảm điểm.

Kết phiên, VN-Index giảm 1,41 điểm, tương đương 0,11% và đóng cửa tại 1.252,74 điểm. Thanh khoản giảm với 604,4 triệu cổ phiếu được khớp lệnh trên sàn HOSE.

Nhóm VN30 cũng giao dịch trong sắc đỏ nhưng kém hơn thị trường chung với mức giảm 0,44% khi kết phiên. Trong nhóm chỉ có 8 mã có sắc xanh, đó là SSI (+5,3%), NVL (+3,1%), POW (+2,9%), BVH (+0,7%), GVR (+0,6%)... Ở chiều ngược lại, có 17 mã giảm giá, đó là MSN (-3,2%), VJC (-2,1%), VHM (-1,9%), VIC (-1,5%), HPG (-1,5%)…

Diễn biến thị trường có phần thận trọng nên diễn biến của nhiều nhóm ngành cũng khá trầm lắng. Tuy nhiên cũng cũng có một số nhóm ngành thực sự nổi bật, tiêu biểu là nhóm chứng khoán với mức tăng giá tốt, tiếp đến là nhóm dầu khí, vận tải, kho bãi, điện… Ngoài ra, cũng có một điểm đáng lưu ý trong phiên là nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ có diễn biến khá nổi bật và sôi động, với nhiều mã tăng giá.

 Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Tự doanh mua ròng nhẹ phiên cuối tuần

Trong phiên giao dịch cuối tuần, bộ phận tự doanh công ty chứng khoán giảm quy mô mua ròng còn 22 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 220,9 tỷ đồng. 

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tự doanh mua ròng 7/18 ngành với hai nhóm được mua ròng mạnh nhất là dịch vụ tài chính, thực phẩm & đồ uống. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên cuối tuần gồm E1VFVN30, MSN, NVL, POW, HPG, FUEVFVND, MBB, VPB, VND, SSI.

Bên phía bán ra, tự doanh chủ yếu bán ròng cổ phiếu công nghệ thông tin. Top các mã bị bán ròng gồm VCB, MWG, FPT, FUESSVFL, REE, BCG, ASM, VHM, PNJ, VIB.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp

Tổ chức nội bán ròng hơn 490 tỷ đồng, tâm điểm cp vua

Giao dịch trái chiều tự doanh, NĐT tổ chức trong nước chuyển hướng bán ròng 490,5 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ xả ròng 522,1 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tổ chức nội bán ròng 13/18 ngành với giá trị lớn nhất là nhóm ngân hàng. Top bán ròng có TCB, VIC, MSN, SSI, PLX, FPT, MWG, VHM, ACB, STB.

Trong khi đó, dòng tiền của NĐT tổ chức trong nước chủ yếu tìm đến cổ phiếu hàng & dịch vụ công nghiệp. Top mua ròng có KBC, PVT, REE, SSB, VNM, VIB, DGC, HPG, LPB, VHC.

Dòng tiền cá nhân chủ yếu rút khỏi nhóm thép

Sau 4 phiên tăng điểm liên tục, thị trường đối mặt với áp lực điều chỉnh trong phiên cuối tuần. Trong diễn biến chậm lại của VN-Index, NĐT cá nhân mua ròng 759,4 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh là 598,4 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, cá nhân trong nước mua ròng 11/18 ngành, trong đó họ tập trung gom cổ phiếu ngành tài nguyên cơ bản. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung tại các mã: HPG, MSN, TCB, VJC, FPT, VHM, MWG, VIC, PLX, ACB.

Phía bán ròng khớp lệnh, NĐT cá nhân bán ròng 7/18 ngành còn lại với áp lực rút vốn chủ yếu là nhóm ngành dịch vụ tài chính, bất động sản. Top bán ròng có: SSI, NVL, KBC, VND, PVT, POW, GMD, DXG, SSB.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp

Khối ngoại rút ròng hơn 300 tỷ đồng

Về phía NĐT nước ngoài, họ chuyển hướng bán ròng 304 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 297,2 tỷ đồng.

Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm dịch vụ tài chính, bất động sản. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: SSI, NVL, VRE, VCB, VND, KBC, DXG, GMD, PNJ, VCI.

Tại phía bán ròng khớp lệnh, NĐT ngoại chưa ngừng rút vốn khỏi nhóm tài nguyên cơ bản. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: HPG, E1VFVN30, MSN, VJC, VNM, FUEVFVND, VHM, DGC, DPG.

Thu Thảo

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.