|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 4/11: Cá nhân trong nước chuyển bán ròng hơn 345 tỷ đồng, tập trung TCB, VNM, VHM

07:00 | 04/11/2022
Chia sẻ
Trong phiên VN-Index diễn biến chậm lại, NĐT cá nhân bán ròng 345,5 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 345,4 tỷ đồng.

Với thông tin Fed tăng lãi suất và diễn biến thận trọng của thị trường chứng khoán thế giới, tâm lý nhà đầu tư ít nhiều đã bị ảnh hưởng nên diễn biến của thị trường chứng khoán Việt Nam cũng kém sắc. Tuy nhiên, diễn biến trong phiên đã không bi quan mà chuyển sang trạng thái thăm dò và giằng co dưới mức tham chiếu.

Kết phiên, VN-Index giảm 3,38 điểm, tương đương 0,33% và đóng cửa tại 1.019,81 điểm. Thanh khoản giảm với 404,8 triệu cổ phiếu được khớp lệnh trên sàn HOSE.

Nhóm VN30 cũng có diễn biến tương đồng và giằng co vùng dưới tham chiếu. Trong nhóm, có 12 mã tăng giá như MSN (+5,4%), MWG (+3,1%), TCB (+2,6%), VNM (+2,2%), STB (+2,1%), ... Ở chiều ngược lại, có 16 mã giảm giá, mạnh nhất là NVL (-6,9%), theo sau là PDR (- 3,6%), HDB (-2,7%), VJC (-2,2%), ACB (-2,1%) ...

Với diễn biến giằng co và thăm dò dưới mức tham chiếu, diễn biến phân hóa vẫn đang tiếp diễn, nhiều nhóm ngành vẫn còn thận trọng và số lượng cổ phiếu giảm giá chiếm quá nửa trên toàn thị trường. Nổi bật là nhóm sản xuất thực phẩm, bên cạnh đó là động thái hồi phục trở lại của ngành hóa chất và nhóm bán lẻ. Ở chiều ngược lại, dòng thép, bất động sản, dầu khí… là những nhóm có diễn biến lùi bước.

 Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Tự doanh mua ròng gần 130 tỷ đồng

Thống kê giao dịch của bộ phận tự doanh công ty chứng khoán, họ mua ròng 127,6 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 157,6 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tự doanh mua ròng 12/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là ngân hàng, hàng & dịch vụ công nghiệp. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày 3/11 gồm TCB, VPB, GMD, HPG, MSB, MBB, STB, TPB, OCB, CTG.

Trong khi đó, nhóm bị bán ròng mạnh nhất là hóa chất. Top các mã bị bán ròng gồm DPM, E1VFVN30, FUESSVFL, ACB, PTC, FUEDCMID, PVT, NHH, FUEVN100, FUEVFVND.

 Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Tổ chức nội có phiên bán ròng nhẹ

Giao dịch ngược chiều với khối tự doanh, NĐT tổ chức trong nước bán ròng 33,8 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 63,6 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tổ chức trong nước bán ròng 11/18 ngành, giá trị lớn nhất là nhóm bất động sản. Top bán ròng có MSN, VPB, ACB, HSG, VCB, VHM, VIC, FRT, VRE, VNM.

Trong khi đó, dòng tiền của NĐT tổ chức trong nước chủ yếu tìm đến cổ phiếu của hàng cá nhân & gia dụng. Top mua ròng có POW, TCB, PNJ, FPT, STB, DPM, MBB, MWG, PVD, MSB.

Cá nhân trong nước bán ròng hơn 345 tỷ đồng

Trong phiên VN-Index diễn biến chậm lại, NĐT cá nhân bán ròng 345,5 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 345,4 tỷ đồng. 

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 3/18 ngành, chủ yếu là ngành tài nguyên cơ bản. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung gồm HPG, CTG, ACB, HDB, HSG, VIC, BID, CTD, LPB, E1VFVN30.

Phía bán ròng khớp lệnh, NĐT cá nhân bán ròng 15/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành ngân hàng, thực phẩm và đồ uống. Top bán ròng có TCB, VNM, VHM, MSN, SSI, STB, PVD, GMD, POW.

 Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

NĐT nước ngoài mua ròng gần 260 tỷ đồng

Về phía NĐT nước ngoài, họ mua ròng 257,2 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ mua ròng 251,3 tỷ đồng.

Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm thực phẩm và đồ uống, bất động sản. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã VHM, VNM, MSN, SSI, DGC, PVD, GAS, FRT, VCB, STB.

Tại phía bên bán ròng khớp lệnh, NĐT ngoại chủ yếu rút vốn khỏi nhóm tài nguyên cơ bản. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã HPG, CTG, HDB, CTD, VIC, E1VFVN30, GIL, SAB, VPB.

Thu Thảo

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.