|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 23/4: Duy nhất NĐT cá nhân rót 888 tỷ đồng vào thị trường phiên VN-Index bay hơn 40 điểm

07:56 | 23/04/2021
Chia sẻ
Chuyển động dòng tiền phiên VN-Index giảm sâu tiêu cực, duy nhất NĐT cá nhân mua ròng 888 tỷ đồng trong khi tự doanh, khối ngoại và tổ chức trong nước đồng loạt bán ròng.

NĐT cá nhân gom 888 tỷ đồng phiên VN-Index bay hơn 40 điểm

Trong phiên sáng hôm qua (22/4), thị trường giao dịch trong sự thận trọng của nhà đầu tư, tuy nhiên đến phiên chiều thị trường bắt đầu có dấu hiệu điều chỉnh. Tới cuối phiên VN-Index đã giảm mạnh tới hơn 40 điểm, tương đương 3,19% về mức 1.227,82 điểm do sức ép bán gia tăng mạnh phiên ATC.

Giá trị giao dịch đạt 25.088 tỷ đồng, giảm 5,6% so với phiên liền trước. Độ rộng thị trường thu hẹp mạnh so với phiên liền trước với tỷ lệ cổ phiếu tăng/giảm là 80/365.

Thêm vào đó, dòng tiền đầu tư tiêu cực với 18/19 nhóm ngành giảm điểm.

Phiên hôm qua chứng kiến sự yếu đi rõ rệt của các mã lớn VIC, MSN, TCB có một vài nỗ lực tăng điểm trở lại nhưng không thành. Nhiều cổ phiếu bị bán sàn phiên ATC bao gồm cả những mã "trụ" như MSN và bluechips như SSI, VRE, PVD, GVR, KBC, HSG.

NĐT cá nhân là bên mua ròng duy nhất với đà mua ròng mở rộng so với phiên trước đó, đạt 888 tỷ đồng, trong đó mua ròng khớp lệnh là 700 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 11/18 ngành, mạnh nhất ngân hàng (VPB, STB, CTG, MBB, BID), tài nguyên cơ bản (HPG). Phía bán ròng, NĐT cá nhân bán 7/18 ngành gồm bất động sản (VIC, DXG, HDG, NLG), hàng và dịch vụ công nghiệp (GMD, HAH).

Khối tự doanh bán ròng 195 tỷ đồng, tập trung xả MWG

Thống kê phiên 22/4, bộ phận tự doanh công ty chứng khoán đảo chiều bán ròng 195,4 tỷ đồng với khối lượng 1,2 triệu đơn vị, trong đó khối này bán ròng qua khớp lệnh 10 tỷ đồng.

Dòng tiền thông minh 23/4: Duy nhất NĐT cá nhân rót 888 tỷ đồng vào thị trường phiên VN-Index bay hơn 40 điểm - Ảnh 1.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp từ Fiinpro.

Top10 mã chịu áp lực xả từ khối tự doanh, duy nhất cổ phiếu MWG ghi nhận giá trị bán ròng 173 tỷ đồng, các mã còn lại đều đạt giá trị dưới trăm tỷ.

Chi tiết hơn, khối tự doanh bán ròng VCB (39 tỷ đồng), TLG (11 tỷ đồng), PLX (10,4 tỷ đồng). Ngoài ra, dòng vốn tự doanh còn rút khỏi các cổ phiếu CTG, VHM, FPT, SBT. Chứng chỉ quỹ duy nhất lọt top bán ròng trong phiên là E1VFV30 (16,8 tỷ đồng).

Top10 mã được khối tự doanh mua ròng, nổi bật là nhóm bất động sản với VIC và HDG lần lượt ghi nhận giá trị 58 tỷ đồng và 20 tỷ đồng. Ngoài ra, khối này còn gom mạnh hai chứng chỉ quỹ FUEVFVND (19,5 tỷ đồng) và FUESSVFL (14,8 tỷ đồng).

Một số mã khác cùng chiều mua ròng như HPG, POM, TCB, PAC, POW, SCR nhưng giá trị đạt được dưới 10 tỷ đồng.

Tổ chức trong nước chuyển vị thế bán ròng, cùng khối ngoại thêm áp lực giảm điểm lên thị trường

Diễn biến cùng chiều khối tự doanh, NĐT tổ chức trong nước chuyển vị thế bán ròng 63 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 73 tỷ đồng.

Cụ thể hơn, nhóm này bán ròng 9/18 nhóm ngành tập trung vào tài nguyên cơ bản (HPG), xây dựng và vật liệu (ROS, CII). Trong khi đó, tổ chức trong nước rót vốn vào 8/18 ngành gồm bất động sản (XG, NLG, FLC, KDH), hàng và dịch vụ công nghiệp (HAH, GEX).

Về phía NĐT nước ngoài, hoạt động bán ròng tiếp tục duy trì với giá trị 120 tỷ đồn, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 627 tỷ đồng. Top bán ròng của nước ngoài khớp lệnh gồm các mã HPG, VPB, VRE, MBB, GAS, CTG. Phía mua ròng, NĐT nước ngoài mua ròng mạnh các mã VIC, GMD, PNJ, VNM, DPM, VHM, VCB.

Thu Thảo

Ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ có ảnh hưởng đến mục tiêu GDP của Việt Nam?
Theo chuyên gia Đinh Trọng Thịnh, ông Donald Trump trở lại vị trí Tổng thống Mỹ vào năm tới có thể sẽ giải quyết các cuộc xung đột đang leo thang theo hướng hòa bình, làm cho chính trị thế giới ổn định hơn. Từ đó, nhiều nền kinh tế phát triển trong đó có Mỹ sẽ tăng trưởng tốt hơn, thu nhập người dân cao hơn khiến nhu cầu mua sắm tăng lên sẽ thúc đẩy xuất hàng hóa từ Việt Nam.