|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 18/4: Tổ chức trong nước bán ròng gần 400 tỷ đồng, tâm điểm DIG, VPB

07:56 | 18/04/2022
Chia sẻ
Trong phiên giao dịch cuối tuần, tổ chức trong nước (bao gồm tự doanh công ty chứng khoán tiếp đà bán ròng 396 tỷ đồng. Tính riêng khớp lệnh thì họ rút ròng 360 tỷ đồng.

Với tâm lý giao dịch tiếp tục thận trọng, các chỉsố chính của thị trường duy trì giằng co quanh mốc tham chiếu trong phần lớn phiên giao dịch cuối tuần. Tuy nhiên, áp lực bán tiếp tục gây sức ép vào cuối phiên, khiến thị trường chìm sâu trong sắc đỏ.

Kết phiên, VN-Index mất 13,56 điểm, tương đương giảm 0,92% so với phiên trước và chốt tại 1.458,56 điểm. Thanh khoản cải thiện so với phiên trước với 639,7 triệu cổ phiếu được khớp lệnh trên sàn HOSE.

Trong nhóm VN30, áp lực bán thể hiện rõ nét hơn khiến chỉ số giảm 1,6% khi kết phiên. Trong nhóm có 22 mã giảm giá và 7 mã tăng giá. Ảnh hưởng lớn đến chỉ số là nhóm ngân hàng, điển hình như TCB (- 3,6%), VPB (-2,5%), MBB (-2,8%), TPB (-4,4%), HDB (-3,7%)… Ở chiều tăng giá, đứng đầu là BVH đóng cửa tăng kịch trần, theo sau là GVR (+4,2%), GAS (+3,1%), SAB (+1%), MWG (+0,4%) …

Trên toàn thị trường, sắc đỏ chiếm ưu thế với khá nhiều mã giảm giá. Ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường là nhóm ngân hàng, bất động sản, chứng khoán. Tuy nhiên, vẫn có một số ngành có diễn biến khá tốt trong phiên như nhóm bảo hiểm, cao su, dệt may. Theo FiinTrade, chỉ số dòng tiền vào nhóm bảo hiểm đang tiến gần đến mức cao nhất trong vòng 1 năm cho thấy dòng tiền đang nằm trong nhóm này và có thể có áp lực chốt lời trong những phiên tới.

 Thống kê giao dịch của các bên tham gia thị trường tuần 12 - 15/4. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

 

Tổ chức trong nước bán ròng gần 400 tỷ đồng

Trong phiên giao dịch cuối tuần, tổ chức trong nước (bao gồm tự doanh công ty chứng khoán tiếp đà bán ròng 396 tỷ đồng. Tính riêng khớp lệnh thì họ rút ròng 360 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tổ chức trong nước bán ròng 11/18 ngành với giá trị lớn nhất là nhóm bất động sản. Top bán ròng có DIG, VPB, TCB, MIG, PHR, VHC, HAI, GAS, VGC, STB.

Trong khi đó, dòng tiền của NĐT tổ chức trong nước chủ yếu tìm đến cổ phiếu của các doanh nghiệp bán lẻ. Top10 mã mua ròng của khối này gồm MWG, DGC, MBB, DXG, FPT, ACB, HPG, GEX, SAB, ANV.

 

Top5 mã tổ chức trong nước mua/bán ròng phiên 15/4. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

 

NĐT cá nhân mua ròng phiên thứ hai liên tiếp, tâm điểm nhóm thép

Trong phiên cổ phiếu trụ bị bán tháo, NĐT cá nhân duy trì mua ròng 289 tỷ đồng, đánh dấu phiên rót vốn thứ hai liên tiếp. Trong đó họ gom ròng khớp lệnh 310 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, cá nhân trong nước mua ròng 7/18 ngành, trong đó họ tập trung gom cổ phiếu của các doanh nghiệp ngành thép. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung tại các mã: DIG, HPG, VPB, SSI, TCB, VND, TPB, MIG, STB, GAS.

Phía bán ròng khớp lệnh, NĐT cá nhân bán ròng 11/18 ngành còn lại với áp lực rút vốn ở ngành hóa chất, bán lẻ. Top bán ròng có: DGC, MWG, CTG, GEX, DXG, NVL, MBB, CII, FPT.

 

Top10 mã NĐT cá nhân mua/bán ròng phiên 15/4. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

 

Khối ngoại chuyển mua ròng hơn trăm tỷ đồng

Về giao dịch của NĐT nước ngoài, họ chuyển hướng mua ròng 106 tỷ đồng trên toàn thị trường. Tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ mua ròng 50 tỷ đồng.

Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm bất động sản, hóa chất. Top mua ròng khớp lệnh của khối ngoại gồm các mã: CTG, DPM, CII, GEX, DGC, NVL, VRE, DXG, DCM, NKG.

Trong khi đó, áp lực rút vốn của NĐT ngoại chủ yếu ghi nhận tại nhóm tài nguyên Cơ bản. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã HPG, SSI, VND, TPB, APH, VCB, MSN, VCI, ASM.

Thu Thảo