|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 17/10: NĐT cá nhân mua ròng gần 2.370 tỷ đồng phiên VN-Index duy trì nhịp hồi phục, tập trung nhóm ngân hàng

07:00 | 17/10/2022
Chia sẻ
Trong phiên VN-Index duy trì nhịp hồi phục, NĐT cá nhân mua ròng 2.368,1 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 154,6 tỷ đồng.

Với động thái hồi phục của thị trường chứng khoán thế giới và xu thế hồi phục từ phiên trước, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng mở cửa với sắc xanh. Dù dòng tiền vẫn thận trọng khi thị trường ghi nhận mức điểm cao mới và rung lắc trong phiên chiều, sắc xanh vẫn duy trì và ghi nhận phiên hồi phục thứ 3 liên tiếp.

Kết phiên, VN-Index tăng 10,86 điểm, tương đương 1,03% và đóng cửa tại 1.061,85 điểm. Thanh khoản tăng với 506,3 triệu cổ phiếu được khớp lệnh trên sàn HOSE.

Nhóm VN30 cũng có diễn biến khá tương đồng và kết phiên tăng 0,97%. Trong nhóm, có đến 20 mã tăng giá như ACB (+4,5%), MWG (+4%), BVH (+2,9%), GVR (+2,8%), VIB (+2,5%)... Ở chiều ngược lại, chỉ có 5 mã giảm giá, bao gồm VHM (-1,7%), VRE (-1,6%), VIC (-1,2%), SAB (-0,8%) và HPG (-0,3%).

Với diễn biến hồi phục của thị trường vẫn đang được duy trì, hầu hết các nhóm ngành vẫn giữ được sắc xanh, đồng thời số lượng cổ phiếu tăng giá cũng chiếm tỷ trọng lớn trên toàn thị trường. Nổi bật vẫn là động thái hỗ trợ tâm lý của nhóm ngân hàng, bên cạnh đó là diễn biến sôi động của nhóm bán lẻ, nhóm hoá chất, nhóm chứng khoán, nhóm dầu khí …

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.  

Tự doanh bán ròng phiên thứ 8 liên tiếp

Thống kê giao dịch của bộ phận tự doanh công ty chứng khoán, họ có phiên bán ròng thứ 8 liên tục với giá trị 156 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh họ bán ròng 132,2 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tự doanh mua ròng 5/18 ngành, bao gồm hàng & dịch vụ công nghiệp, công nghệ thông tin. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày 14/10 gồm PNJ, ACB, VPB, MBB, REE, FPT, FUEMAV30, MWG, SSI, PVT.

Top các mã bị bán ròng gồm HDG, FUEVFVND, TCB, STB, VHM, NVL, HSG, OCB, MSN, RAL.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Tổ chức nội bán ròng gần 2.430 tỷ đồng

Giao dịch cùng chiều với khối tự doanh, NĐT tổ chức trong nước bán ròng 2.428,1 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ mua ròng 70,8 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tổ chức trong nước bán ròng 7/18 ngành với giá trị lớn nhất là nhóm dịch vụ tài chính. Top bán ròng có STB, VPB, TCB, MBB, MSN, TPB, IDI, NVL, PC1, HSG.

Trong khi đó, dòng tiền của NĐT tổ chức trong nước chủ yếu tìm đến cổ phiếu của doanh nghiệp điện, nước & xăng dầu khí đốt. Top mua ròng có VCB, BID, CTG, ACB, GAS, FRT, DPM, BVH, VNM, SBT.

Cá nhân trong nước mua ròng gần 2.370 tỷ đồng phiên VN-Index duy trì nhịp hồi phục

Trong phiên VN-Index duy trì nhịp hồi phục, NĐT cá nhân mua ròng 2.368,1 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 154,6 tỷ đồng.

NĐT cá nhân có giao dịch thỏa thuận mua nhiều mã EIB, họ mua tổng cộng 3.924 tỷ đồng trong đó 2.501 tỷ đồng từ NĐT tổ chức trong nước và 1.423 tỷ đồng từ NĐT cá nhân khác trong nước.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 5/18 ngành, chủ yếu là ngành bất động sản. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung tại các mã STB, TCB, KBC, VHM, GEX, VIC, VPB, HDG, KDH, MSN.

Phía bán ròng khớp lệnh, NĐT bán ròng 13/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành hóa chất, bán lẻ. Top bán ròng có FRT, VCB, CTG, VNM, DPM, SSI, HSG, NLG, DGW.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

NĐT nước ngoài mua ròng hơn 250 tỷ đồng

Về phía NĐT nước ngoài, họ mua ròng 253 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh trên HOSE thì họ mua ròng 216 tỷ đồng.

Mua ròng khớp lệnh chính của NĐT ngoại là nhóm hóa chất, bán lẻ. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã FRT, SSI, VNM, DPM, HSG, FUEVFVND, CTG, DCM, NLG, DGW.

Tại phía bán ròng khớp lệnh, NĐT ngoại chủ yếu rút vốn khỏi nhóm bất động sản. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã GEX, KBC, VHM, VIC, KDH, DXG, SAB, VGC, GAS.

Thu Thảo

Liên tục tăng trưởng, FDI có trở thành 'trụ cột' cho nền kinh tế năm nay?
Trong tháng 4, lượng vốn FDI và số dự án đầu tư mới đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Xu hướng tích cực của dòng vốn FDI được kỳ vọng sẽ trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng, là 'trụ cột' quan trọng cho nền kinh tế trong bối cảnh đầu tư công chậm lại và đầu tư tư nhân vẫn ở mức rất thấp.