Động lực nào thúc đẩy phát triển thị trường hữu cơ tại Việt Nam?
Năm 2018 sẽ có Nghị định về nông nghiệp hữu cơ | |
Dự kiến bỏ quy định giảm tỷ lệ vốn chủ sở hữu còn tối thiểu 15% tổng vốn đầu tư khi thu xếp vốn cho các dự án điện cấp bách |
Tại "Chuyên đề phát triển thị trường hữu cơ" diễn đàn Quốc tế Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam - Phát triển và hội nhập, đại diện Kantar Wolrd Travel ông Nguyễn Huy Hoàng đã có bài phát biểu về Cơ hội phát triển Nông nghiệp hữu cơ toàn cầu.
Theo số liệu Kantar cung cấp, thị trường hữu cơ hiện nay chiếm 4% doanh thu thực phẩm và đồ uống toàn cầu. Năm 2015, thi trường này trên thế giới đạt 51 tỷ USD và dự kiến đến năm 2020 tăng trưởng gần 35% đạt 110 tỷ đồng.
Trong đó, Mỹ, châu Âu và Trung Quốc là 3 thị trường hữu cơ phát triển nhất với việc Mỹ chiếm gần 50% tổng doanh thu hữu cơ toàn cầu, EU chiếm 36% và Trung Quốc chiếm 6%.
Nghiên cứu của Kantar cho thấy, mặc dù 3 nước dẫn đầu là các thị trường đã chín muồi nhưng vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng dù tốc độ chậm hơn. Do đó Kantar cho rằng, cơ hội phát triển cho các thị trường còn lại là rất lớn.
Động lực thúc đẩy phát triển thị trường hữu cơ tại Việt Nam
Một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy thị trường hữu cơ tại Việt Nam là do người dân càng ngày càng gia tăng ý thức về sức khỏe và vệ sinh an toàn thực phẩm. Thu nhập và mức sống của người dân cao hơn, tầng lớp trung lưu ngày càng đông đảo. Mức độ thành thị hóa tăng nhanh và xu hướng văn hóa phương tây, gia tăng đầu tư nước ngoài và tiềm năng đất trồng hữu cơ cũng ngày càng mở rộng.
Tại Việt Nam các sản phẩm hữu cơ vẫn còn mới mẻ đối với người tiêu dùng. Mặc dù vậy, Kantar kỳ vọng thị trường này sẽ phát triển trong tương lai nhờ các nhà sản xuất đẩy mạnh sản phẩm hữu cơ từ nội địa cho đến nhập khẩu. Ở thị trường nội địa, đối tượng khách hàng hướng đến là gia đình có trẻ nhỏ, đối tượng thu nhập cao hay là đối tượng khách hàng trên 50 tuổi...
Kantar cũng cho rằng vai trò của truyền thông trong việc tuyên truyền định hướng sản phẩm hữu cơ cũng là rất lớn. Ngoài ra còn là sự nỗ lực đến từ các nhà bán lẻ, gia tăng số lượng cửa hàng hữu cơ và các kênh phân phối.
4 rào cản chính trong việc phát triển thị trường hữu cơ tại Việt Nam
Kantar cho biết, hầu hết người Việt chưa hiểu cũng như chưa biết đến khái niệm sản phẩm hữu cơ. Ngoài ra, tại Việt Nam hiện tại là hạn chế trong việc tiếp cận sản phẩm và hệ thống phân phối bán lẻ. Các tiêu chuẩn đánh giá trong nước và các hệ thống chứng nhận cũng chưa rõ ràng. Và cuối cùng là chi phí đầu tư và giá thành sản xuất cao là nguyên nhân ngăn cản thị trường hữu cơ phát triển.
Trong tương lai, Kantar cho rằng, thị trường hữu cơ không chỉ phải đáp ứng đối tượng khách hàng thu nhập cao mà còn cần mở rộng sang đối tượng khách hàng thu nhập trung bình và thấp, cung cấp các sản phẩm an toàn cũng như sản phẩm dinh dưỡng cơ bản.
Với tốc độ phát triển thị trường hữu cơ như hiện tại, vào khoảng 10%/năm, dự kiến tổng giá trị thị trường dinh dưỡng tại Việt Nam cho đến năm 2020 đạt 6 tỷ USD. Trong đó, doanh số tiêu dùng sản phẩm hữu cơ ước tính khoảng 2 tỷ USD.