|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

'Đội lái' ngoại đang làm gì cổ phiếu Sabeco?

10:21 | 30/09/2017
Chia sẻ
Sau khi một nhà đầu tư ngoại nhận định cổ phiếu của CTCP Bia-Rượu –Nước giải khát Sài Gòn (SAB) quá đắt do khâu định giá thì cổ phiếu này đã có 3 phiên tụt dốc liên tiếp?Vậy có hay không chuyện các “đội lái” ngoại đang làm giá cổ phiếu  SAB?
doi lai ngoai dang lam gi co phieu sabeco chung khoan
Cổ phiếu CTCP Bia-Rượu –Nước giải khát Sài Gòn tụt dốc liên tiếp.

Sau khi truyền thông trong nước rầm rộ đưa tin về việc trả lời phỏng vấn hãng tin Bloomberg, ông Asahi-Giám đốc điều hành Akiyoshi Koji cho biết, giá cổ phiếu của Sabeco Cty CP Bia-Rượu-Nước giải khát(SAB) quá đắt do khâu định giá quá cao.

Có hay không chuyện đội lái đang làm giá cổ phiếu Sabeco?

Hiện cổ phiếu của SAB đã tăng gấp đôi kể từ khi bắt đầu giao dịch trong tháng 12/2016 và hiện đang giao dịch ở mức P/E là 35 lần, so với mức 16 lần cổ phiếu của Asahi, 21 lần đối với cổ phiếu hãng Carlsberg và 20 lần đối với cổ phiếu của Heineken.

Tuy nhiên, khi thông tin này được đăng tải rộng rãi, cổ phiếu SAB đã có 03 phiên tụt dốc. Theo dữ liệu của sàn chứng khoán, phiên ngày 25/9 SAB đã giảm 4,70% từ mức, phiên 26/9 giảm 3,50%, phiên 27/9 giảm 3%, từ mức giá 261 ngàn/cp giảm còn 255 ngàn/cổ phiếu. phiên 28/9 tăng 11% sau 3 phiên đỏ sàn liên tiếp. Trước hiệu ứng thông tin này SAB cũng đã có 3 phiên trồi sụt cán quanh mức giá 255 ngàn đồng/cp.

Rất nhiều phán đoán được đưa ra nhận định trong giới đầu tư, ngoài các ưu thế vượt trội về thương hiệu, hệ thống phân phối và thị trường tiêu dùng đây tiềm năng thì rất nhiều khả năng nhà đầu tư ngoại đang nhòm ngó tìm cách thâu tóm mua cổ phiếu SAB với giá rẻ…Cách họ làm cũng tương tự như các "đội lái" trong nước, để sở hữu cổ phiếu chỉ có cách đưa những thông tin thất thiệt, dìm đối thủ cạnh tranh, làm sao để tranh mua được giá rẻ nhất…

Phân tích các chỉ số P/E cho thấy, các nhà đầu tư trong nước cho rằng, rõ ràng có một “đội lái” vô hình đang đẩy cổ phiếu SAB lên cao?Ai là người được hưởng lợi, có hay chăng một thế lực tổ chức nào đang thâu tóm quyền lực về tay, muốn mua đứt bán đoạn thâu tóm cổ phiếu này? Rất nhiều các nhà đầu tư đang đặt dấu hỏi?

Ông Nguyễn Hùng, nhà đầu tư trên sàn ABCS, cho rằng, có thể đang có một “đội lái” làm giá cổ phiếu của SAB trước thông tin ngày 27/09/2017, Cục tài chính DN đã trình Bộ Tài chính về việc thoái vốn tại Habeco và Sabeco.

Cục đề xuất giao Bộ Công thương đẩy nhanh hơn tiến độ bán toàn bộ vốn tại 2 DN này, đảm bảo hoàn thành xong để chuyển tiền về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN trước ngày 01/12/2017. Trường hợp đến ngày 30/09/2017, Bộ Công thương chưa hoàn thành việc công bố bản cáo bạch thoái vốn nhà nước tại SAB hoặc Habeco, trình Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công thương bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn tại SAB và Habeco sang SCIC để đảm bảo việc thoái vốn.

Có thể nói, thoái vốn tại là hai thương vụ được chờ đợi nhất hiện nay, tại SAB, Bộ Công Thương nắm giữ là 89,59% vốn điều lệ và dự kiến sẽ bán 53,59%. Còn ở Habeco, Bộ Công Thương dự kiến sẽ thoái toàn bộ 81,79% phần vốn đang sở hữu.

Thị phần của SAB tính đến 2016 lên tới 40% tiếp tục dẫn đầu thị trường, trong khi Habeco nắm giữ 18%. Đứng vị trí thứ hai là thương hiệu bia ngoại Heineken với thị phần 25%.

Carlsberg là cổ đông chiến lược tại Habeco đã gần 10 năm với việc nắm 17,51% cổ phần và hiện muốn mua 51% cổ phần của Habeco. Dù đã trải qua 9 phiên đàm phán nhưng hai bên vẫn chưa thống nhất được phương án mà vấn đề lớn nhất là giá bán. Carlsberg muốn đàm phán ở mức giá tương đương với giá chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng của Habeco 48.000 đồng trong khi trên thị trường, giá BHN đã tăng lên trên 100.000 đồng. Hai bên chưa tìm được tiếng nói chung, cho dù Carlsberg có quyền ưu tiên đàm phán.

Với Sabeco, nhiều DN ngoại đánh tiếng muốn mua như tập đoàn Asahi Group Holdings (Nhật), Thai Beverage, Singha của Thái Lan, Kirin, Heineken và Anheuser-Busch InBev dù chê cổ phiếu trên sàn đang quá đắt…Mới đây Sabeco công bố doanh thu khoảng 31.000 tỷ đồng (1,4 tỷ USD) vào năm 2016, trong khi Carlsberg có doanh thu gần 63 tỷ kroner (10 tỷ USD).

Vậy so với giá doanh thu của các hãng bia lớn rõ ràng Sabeco hiện có mức rất khiêm tốn nhưng chỉ số P/E cao gấp 35 lần. Vậy SAB có gì đặc biệt. Hiện vốn điều lệ của SAB 6.413 tỷ đồng, tương ứng 641,3 triệu cổ phiếu lưu hành.

Với mức giá 110.000 đồng năm ngoái, Sabeco được Bộ Công Thương định giá 70.540 tỷ đồng. Nếu so sánh với Habeco, mức định giá này cao gấp 8 lần so với thời điểm Habeco lên sàn chứng khoán, dù thị phần Sabeco chỉ cao hơn Habeco khoảng hơn 2 lần.Nếu so sánh với mức định giá này, tỷ lệ Sabeco - Habeco đang ở khoảng 2:1, xấp xỉ tỷ lệ thị phần bia.

Với mức tăng xấp xỉ gần 50% trong khoảng 3 tháng, SAB đang tạo ra mức tỷ suất đáng mơ ước cho các nhà đầu tư tính tới phiên giao dịch ngày 28/9…

Theo các chuyên gia chứng khoán, mức hình thành và đà tăng giá ổn định của cổ phiếu SAB bắt đầu từ ngày 9/6/2017 cho tới thời điểm này, SAB đang tạo ra tỷ suất lợi nhuận gần 50% cho các nhà đầu tư nắm giữ.

Dương Thùy