Đánh giá về môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, TS. Nguyễn Đình Cung cho biết, giai đoạn này, đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang ngày càng trở nên khó khăn hơn, thậm chí khó khăn hơn cả 10 năm trước.
Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng tiến hành rà soát, phân loại các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng hoạt động hiệu quả, lành mạnh, an toàn, bền vững, nghiên cứu và thực hiện ngay việc nâng hạn mức tín dụng phù hợp.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, trong 11 tháng đầu năm 2022, cả nước có 194.700 doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động nhưng cũng có tới 132.300 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Trong bối cảnh niềm tin thị trường xuống thấp, cạn vốn lưu động, cạn dòng đầu tư, các tài sản của doanh nghiệp có nguy cơ bị bán tháo mà người mua không ai khác chính là những đối thủ cạnh tranh của nước ngoài.
Ông Nguyễn Hồng Long, Phó trưởng ban chuyên trách Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp cho biết, hiện rất nhiều doanh nghiệp hiện vẫn chưa ký dc đơn hàng 2023 như ngành dệt may chẳng hạn. Dự báo năm 2023, nền kinh tế của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn do tác động của các nền kinh tế trên thế giới.
Trước các thông tin thất thiệt, doanh nghiệp cần có phản ứng phản biện lại ngay. Về phía người dân, bình tĩnh, tỉnh táo là điều cần thiết. Và những đối tượng tung tin đồn thất thiệt đều sẽ bị nghiêm trị trước pháp luật.
Thủ tướng yêu cầu, trong giai đoạn khó khăn này cần khơi thông các nguồn lực, giảm chi phí đầu vào, chi phí hành chính, chi phí không chính thức cho người dân và doanh nghiệp.
Theo TS. Cung, cách tiếp cận trong xử lý sai phạm của các doanh nhân hiện nay vẫn chưa tách bạch giữa người quản lý, chủ doanh nghiệp với công ty đó. Đây là hai thực tế pháp lý hoàn toàn khác nhau về trách nhiệm hay pháp lý.
Trong 8 tháng đầu năm 2022, cả nước có 101.300 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và 48.100 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. Như vậy, tính trung bình mỗi ngày có khoảng 615 doanh nghiệp đăng ký mới và quay trở lại hoạt động.
Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, sự cạnh tranh của doanh nghiệp, bên cạnh các góc độ khác còn là góc độ văn hoá doanh nhân doanh nghiệp thể hiện ở đạo đức kinh doanh.
Theo báo cáo 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam (500VPE) có tới 266 doanh nghiệp đến từ ngành chế biến chế tạo, trong khi đó ngành kinh doanh bất động sản chỉ có 21 đại diện và nhóm ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm chỉ có 7 đại diện.
Tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đang cho thấy sự hồi phục mạnh mẽ với tốc độ tăng 8,51%. Tính đến ngày 20/6, gấp 2,8 lần so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp vẫn "than" thiếu vốn.