Doanh nghiệp Việt thiệt hại 13,5 tỷ USD mỗi năm vì nhân sự
Năm bí mật khiến hầu hết startup phá sản sau 5 năm | |
Navigos: 90% nhân sự cấp trung stress trong công việc |
Người lao động Việt Nam dễ bị chi phối bởi cảm xúc
Cũng theo báo cáo này, 85% các công ty ở Việt Nam đang phải đối mặt với vấn đề nhân sự mà cụ thể là sự khác biệt về lối suy nghĩ giữa các thế hệ làm việc cùng nhau. Bên cạnh đó, 97% số người tham gia khảo sát cảm thấy họ sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì mức độ hài lòng với nơi bản thân đang làm việc.
Theo bà Nguyễn Thị Việt Thanh, nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Anphabe, năng suất lao động của các công ty tại Việt Nam hiện chưa được như kỳ vọng. Nguyên nhân được đưa ra là 39% trong số 26.000 nhân viên văn phòng tham gia khảo sát không cảm thấy có mối liên hệ mật thiết với công việc đang làm.
Cuộc khảo sát cũng cho thấy, 5 năm là thời gian lý tưởng cho một cá nhân thuộc thế hệ X (sinh năm 1970-1985) gắn bó với một công ty, còn với thế hệ Y (năm 1986-2000) là 3 năm. Theo bà Thanh, người lao động Việt Nam thường chịu ảnh hưởng bởi yếu tố cảm xúc hơn so với các nước khác.
Theo báo cáo, để có thể khiến các nhân viên của mình gắn bó hơn với công ty, các nhà tuyển dụng nên chú ý đến sự đóng góp cũng như triển vọng của họ, thay vì chỉ chú ý tới vấn đề lương bổng.
85% các công ty ở Việt Nam đang phải đối mặt với các vấn đề như nhân sự. Ảnh: Doisongphapluat. |
Khoảng cách giữa 2 thế hệ người lao động
Việt Nam hiện có 92 triệu người, trong đó thế hệ X đang chiếm tỷ trọng cao hơn trong lực lượng lao động. Tuy nhiên, đến năm 2020, những người thuộc thế hệ Y sẽ trở thành lực lượng chiếm đa số.
Giám đốc nghiên cứu thị trường của Nielsen, bà Nguyễn Thị Hồng Nhung, cho rằng “Thế hệ X trưởng thành trong các đại gia đình với nhiều anh chị em ruột. Điều này lý giải cho việc những người thuộc thế hệ này có khả năng thích nghi cao hơn”.
Ngược lại, Thế hệ Y có thiên hướng phát triển cá nhân nhiều hơn. Việt Nam đã áp dụng chính sách mỗi gia đình hai con sau chiến tranh. Kết quả của chính sách này là đến năm 2014, mỗi phụ nữ Việt sinh trung bình 2 trẻ, so với 6,1 vào năm 1974, theo số liệu từ Ngân hàng Thế giới.
Trong những hộ gia đình nhỏ này, cha mẹ có thiên hướng nói với trẻ rằng chúng là những người "đặc biệt". Những người trẻ thuộc thế hệ Y chính vì thế cho rằng công sở nên là nơi khiến họ cảm thấy hạnh phúc thay vì áp lực vì trách nhiệm. Giới trẻ cũng cho rằng ông chủ nên là bạn chứ không phải là cấp trên, tiền lương nên được chi tiêu thoải mái thay vì chỉ để tiết kiệm, báo cáo khảo sát của Anphabe - Nielsen kết luận.
Bên cạnh đó, báo cáo cũng cho thấy 59% thế hệ Y có "hạnh phúc trong công việc”. Tỷ lệ này ở thế hệ X là 69%. Cuộc khảo sát ghi nhận sự khác biệt lớn nhất về mức độ hài lòng của người lao động thuộc 2 thế hệ khác nhau trong các lĩnh vực sản xuất, may mặc, bảo hiểm, khách sạn, vận tải và nông nghiệp. "Vì vậy, nếu bạn đang quản lý công ty trong những lĩnh vực đó, việc làm hài lòng 2 thế hệ nhân viên là nhiệm vụ vô cùng nặng nề“, bà Thanh kết luận.